Tại sao trẻ bị dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose?
Tác giả: Hồ Vy
Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose là tình trạng khá thường gặp ở trẻ em, song không phải bố mẹ nào cũng biết nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào và cách cải thiện hiệu quả. Qua bài viết dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose là gì?
Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá với thành phần đạm có trong sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa bò, làm xuất hiện dị ứng trên da và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,…
Dị ứng lactose là tình trạng cơ thể không tạo ra đủ enzyme lactase (trong ruột non) để hấp thụ đường lactose có trong sữa, bơ, phô mai. Do đó, các thực phẩm này không thể phân hủy ở ruột non mà đẩy trực tiếp đến ruột già và gây nên các bệnh về tiêu hóa.
Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose là 2 bệnh lý khác nhau, do những nguyên nhân khác nhau gây nên.
2. Tại sao trẻ bị dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose?
Với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống miễn dịch non nớt tự nhận định các thành phần protein trong sữa bò là có hại, từ đó sản xuất các kháng thể IgE để trung hòa. Nếu cơ thể tiếp tục tiếp xúc đạm sữa bò vào lần sau, kháng thể IgE sẽ tự động truyền tín hiệu để hệ miễn dịch giải phóng histamin và các chất trung gian gây dị ứng ở trẻ.
Còn tình trạng bất dung nạp lactose, nguyên nhân chủ yếu là do ruột non không sản xuất đủ enzyme lactase. Vì thiếu lactase nên đường lactose sẽ đến thẳng đại tràng. Tuy nhiên, các vi khuẩn tại đây không hấp thu lactose hoặc chuyển hóa chất này thành dạng lỏng, khí, gây nên các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, các bệnh lý khác như Celiac, Crohn, viêm ruột non,… cũng là các nguyên nhân khiến hàm lượng lactase giảm đi.
3. So sánh dấu hiệu giữa dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose
Dị ứng đạm sữa bò hay bất dung nạp lactose đều là các vấn đề của đường tiêu hóa, xảy ra khi cơ thể trẻ nhỏ dung nạp sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ có các biểu hiện khác nhau.
– Với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò có các biểu hiện sau:
- Da bị viêm, ửng đỏ, nổi đề may.
- Vùng mặt, môi và mí mắt sưng phù.
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón.
- Cơ thể thiếu sắt, thiếu máu hoặc đi ngoài ra máu.
- Trẻ bị dị ứng nghiêm trọng sẽ có các biểu hiện như sưng cổ họng, khó thở, hơi thở khò khè, lơ mơ, trụy mạch.
– Với trẻ bất dung nạp lactose, các biểu hiện bên ngoài gồm:
- Trẻ kém bú, kém ngủ.
- Các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, xì hơi, tiêu chảy, đi ngoài có bọt, táo bón.
- Thiếu máu, thiếu sắt.
- Viêm da do hăm tã.
Lười bú, ít ngủ hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa là triệu chứng của trẻ bất dung nạp lactose.
4. Cần làm gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose?
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, đề kháng kém, dị ứng đa thức ăn hoặc các bệnh mãn tính khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, thiếu máu, đồng thời có nguy cơ cao bị sốc phản vệ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu về tình trạng trên, bố mẹ cần có cách xử trí kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.
4.1 Cách cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò
Trẻ có dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò nên được thăm khám càng sớm càng tốt vì đây là cấp cứu y khoa.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thay đổi khẩu phần ăn để hạn chế tối đa nguy cơ gây dị ứng, cụ thể:
- Không để trẻ uống sữa bò hoặc tất cả các chế phẩm làm từ sữa bò một thời gian để tránh làm tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vì vậy, nếu con bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình hợp lý, hạn chế thức ăn từ sữa bò ít nhất 3 – 5 ngày (đối với trẻ dị ứng tức thì) và 2 – 3 tuần (với trẻ bị dị ứng chậm).
- Nếu trẻ dùng sữa công thức có thành phần từ sữa bò thì bố mẹ nên loại bỏ khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tốt nhất là nên nhờ đến sự tham vấn của bác sĩ. Trường hợp nhận định trẻ bị mẫn cảm sữa bò, bố mẹ có thể thay bằng sữa dê với những dưỡng chất êm dịu cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Trong đó, sữa dê Kabrita là thương hiệu được nhiều bố mẹ lựa chọn khi con có tình trạng mẫn cảm sữa bò.
Sữa dê Kabrita sở hữu nguồn sữa mát lành cùng các dưỡng chất quý, không chỉ ngăn ngừa tình trạng mẫn cảm sữa bò mà còn giúp bé phát triển tốt hơn.
Sữa dê Kabrita chứa nguồn sữa dê mát dịu với công thức giàu đạm quý A2, không chứa đạm A1 khó tiêu hóa. Đồng thời, sữa chỉ có hàm lượng as1-casein vừa đủ để tạo ra các mảng sữa đông mềm mại, nhờ đó hạn chế nguy cơ táo bón, cho trẻ đi ngoài khuôn phân tốt. Kết hợp với dưỡng chất Oligosaccharides và Nucleotide có tác dụng cân bằng vi sinh đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của con.
Chưa kể, hàm lượng HMO, Nucleotide, chất xơ GOS, β-palmitate cùng 22 loại vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm khuẩn và tăng cường sức khỏe đường ruột. Từ đó, thiên thần nhỏ luôn khỏe mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển tối ưu về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Đặc biệt hơn, sữa dê Kabrita được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, không hương liệu hay chất bảo quản, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé yêu. Ngoài ra, hương vị sữa thanh nhạt, mát lành tự nhiên giúp con chăm bú mỗi ngày mà không lo ngán hay gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu chọn nguồn sữa đến thành phẩm đều được theo dõi nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn châu Âu.
Hiện sữa dê Kabrita đang được bán trên website chính hãng, hoặc mẹ có thể tham khảo tại các cửa hàng mẹ và bé như Concung, Kids Plaza, Bibomart, Bé Bụ Bẫm và các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada.
4.2 Cách cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose
Nếu cơ thể trẻ bất dung nạp lactose, mẹ có thể thực hiện các cách sau:
- Nếu trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường dinh dưỡng và bù nước.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều lactose trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như bơ, sữa, phô mai. Đồng thời cho trẻ ăn nhiều trứng, rau xanh, cá béo, các loại đậu và các loại hạt.
- Nếu trẻ bất dung nạp lactose trong sữa công thức, thì phụ huynh nên chọn các loại sữa không hoặc chứa ít đường lactose, sau đó tăng dần lượng đường lên.
- Còn trẻ lớn hơn không cần kiêng hẳn lactose, tuy nhiên bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với cơ thể của con.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ em. Từ đó, phụ huynh nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của con và có biện pháp xử lý kịp thời nếu trẻ có các triệu chứng trên.