Tổng hợp 15 bệnh thường gặp ở trẻ em mà các mẹ cần biết

Tác giả: Ngọc Thảo

Hệ miễn dịch là một hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,…  Tuy nhiên, khi trẻ còn nhỏ hệ miễn dịch còn khá non yếu và chưa hoàn thiện nên dễ bị mắc bệnh. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở trẻ mà mẹ cần biết.

1. Các bệnh trẻ em thường gặp

Thời tiết chuyển mùa, môi trường nhiều khói bụi,… là những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến sức miễn dịch của con suy giảm và dễ bị mắc bệnh hơn. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cần chú ý.

1.1. Viêm tai 

Bệnh viêm tai là tình trạng nhiễm trùng tai dẫn đến viêm và đau tai được chia làm 2 dạng là viêm tai ngoàiviêm tai giữa.

các bệnh thường gặp ở trẻ emSo sánh tai khi bình thường và khi viêm tai giữa

    • Viêm tai ngoài do nhiễm trùng lớp da ở đoạn từ màng nhĩ đến bên ngoài tai (khoan tai), thường do vi khuẩn và nấm gây ra. Viêm tai ngoài có các biểu hiện như đau, ngứa tai, xuất hiện mủ chảy trong tai, thính lực giảm.
    • Viêm tai giữa là nhiễm trùng cấp do ứ đọng dịch ở hốc tai gây nên. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh do vòi nhĩ ở tai của bé ngắn và rộng hơn người lớn, do đó các vi khuẩn gây bệnh dễ đi vào màng tai gây viêm nhiễm. Viêm tai giữa ở trẻ em có những biểu hiện như sốt cao, kém ăn, thính giác kém, đau tai, nôn mửa.

bệnh thường gặp ở trẻ em

Các tình trạng bệnh viêm tai giữa của trẻ em 

1.2. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường do virus Adenovirus hoặc khuẩn liên cầu, tụ cầu hay phế cầu gây ra. Vì trong môi trường có độ ẩm cao hoặc là khi thời tiết chuyển từ nắng sang mưa, lúc đó vi khuẩn gây đau mắt đỏ phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là một trong các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và bệnh này có tính chất lây nhiễm cao do đó cần tránh tiếp xúc với người bệnh.

Viêm kết mạc vì nguyên nhân khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau.

    • Virus Adenovirus: Mắt đỏ, cảm giác cộm xốn mắt, phù mi, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt. Nặng hơn có thể gây chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.
    • Vi khuẩn liên cầu, tụ cầu hay phế cầu: Có gỉ mắt xanh, dính 2 mắt khi thức dậy, kết mạc mắt đỏ. Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện bệnh trạng viêm kết mạc khác nhau

1.3. Viêm màng não 

Viêm màng não là bệnh nguy hiểm, nhưng cũng nằm trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Viêm màng não là các lớp màng bảo vệ quanh não và tủy sống bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra bệnh này có 4 loại: Nấm, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Trẻ em bị viêm màng não thường có những biểu hiện như quấy khóc, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy, phát ban hoặc bị các vấn đề về đường hô hấp.

các bệnh trẻ em thường gặp

So sánh giữa màng não bình thường và viêm màng não 

1.4. Viêm não Nhật Bản 

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em. Bệnh này chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi, theo thống kê trẻ từ 0 -14 tuổi mắc bệnh này tỷ lệ tử vong chiếm 75%. Đây là loại bệnh nguy hiểm trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em.

những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Thống kê 2017 về các ca viêm não đã tiếp nhận 

Bệnh này có liên quan đến các bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile. Muỗi sau khi hút máu động vật mắc bệnh sau đó truyền cho con người. Bệnh này lây truyền qua vết muỗi đốt.

Có 3 triệu hiện đặc điểm của bệnh này là sốt cao, co giật, hôn mê. Tuy nhiên những biểu hiện này chỉ xuất hiện ở 72h sau khi bị bệnh, nhưng có những trường hợp chuyển biến ác tính trong 24h.

1.5. Viêm phổi 

Tại Việt Nam, mỗi năm sẽ có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi và có hơn 4000 trẻ em chết vì căn bệnh này. Nguyên nhân gây nên bệnh này chủ yếu được chia làm 2 loại:

    • Cộng đồng: Trong cộng đồng hằng ngày trẻ tiếp xúc có nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh. Trong đó hơn 70% nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh trong cộng đồng là do vi khuẩn. Bệnh gây tử vong từ 10-20% và 50% ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già.
    • Bệnh viện và chăm sóc y tế: Tại Việt Nam, viêm phổi tại bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng 21-75%, trong đó mắc bệnh viêm phổi bởi lây nhiễm qua thở máy chiếm đến 90%.

Khi trẻ bị bệnh viêm phổi sẽ có những biểu hiện như sau: cảm thấy đau ngực khi thở hoặc ho, sốt trên 38 độ, đổ mồ hôi, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

1.6. Viêm thanh quản 

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thời tiết chuyển từ thu sang đông, nhiệt độ không khí sẽ giảm làm khí lạnh đi vào hệ thống hô hấp của trẻ dẫn đến nguy cơ lạnh thanh quản và bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Khỉ trẻ la hét quá mức sẽ dẫn đến việc thanh quản bị sưng, viêm khi ấy trẻ sẽ có biểu hiện ho, ho khan, khàn tiếng.

các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻSo sánh dây thanh quản bình thường và dây thanh quản bị viêm trong các bệnh thường gặp ở trẻ em 

1.7. Sởi 

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra, đây bệnh có nguy cơ lây lan nhanh bởi vì được truyền nhiễm thông qua các chất dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh trong không khí.

Hiện tượng nổi ban, sốt cao, biếng ăn là những biểu hiện khởi phát của bệnh sởi. Nếu không kịp điều trị thì sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn như là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, tiêu chảy…

1.8. Thủy đậu 

Bệnh thủy đậu (trái rạ) là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thủy đậu. Đây là một trong các bệnh hay gặp ở trẻ em vì trẻ không thể tự miễn dịch với loại virus này. Bệnh truyền nhiễm rất nhanh vì nó lây truyền qua hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Khi mắc bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ, sổ mũi, ho, đau đầu, người mệt mỏi , chán ăn, cơ thể xuất hiện mẩn đỏ, mẩn ngứa… Nếu không phát hiện và kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng thần kinh.

các bệnh hay gặp ở trẻ em

Nốt mẩn đỏ xuất hiện trên người bệnh 

1.9. Sốt virus 

Sốt virus là từ chỉ bệnh chung do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Virus gây bệnh được truyền nhiễm bằng các đường như hô hấp, tiêu hóa hoặc dịch bệnh bùng phát. Sốt virus là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Dựa vào tác nhân gây bệnh mà sẽ có những biểu hiện bệnh trạng nặng nhẹ khác nhau. Hiện nay, có khoảng 200 loại virus, nên trẻ có thể bị sốt nhiều lần do nhiều loại virus khác nhau.

Khi sốt virus trẻ sẽ có những triệu chứng như tức ngực khi ho hoặc thở, ho, ho khan, ho có đờm, sốt và đổ mồ hôi lạnh… Tuy nhiên, nếu không được chữa trị và theo dõi sát sao có thể xảy ra biến chứng như: viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thanh quản, loạn nhịp tim…

1.10. Dị ứng 

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi nhầm một vật chất bình thường thành một mối xâm hại và giải phóng các  chất trong hệ thống miễn dịch như histamine,…

Từ các tác nhân gây dị ứng sẽ có những biểu hiện khác nhau:

    • Các tác nhân gây dị ứng trong không khí (phấn hoa, lông động vật, bụi,…): Hắt xì, ngứa mũi, ngứa mắt hoặc vòm miệng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, viêm kết mạc…
    • Thực phẩm gây dị ứng (đậu phộng, trứng, sữa,…): Ngứa trong miệng, sưng môi, lưỡi, mặt hoặc cổ họng, nổi mề đay, nghiêm trọng sẽ sốc phản vệ
    • Vết côn trùng đốt: Sưng ở vị trí đốt, tức ngực, khó thở hoặc sốc phản vệ.
    • Các loại thuốc, kháng sinh: Sốc phản vệ, phát ban, ngứa da,…
    • Các chất dị ứng da: Ngứa, nổi mụn nước, tróc/đóng vảy.

các bệnh thường gặp ở trẻ

Viêm da, phát ban, ngứa da vì dị ứng 

1.11. Cúm 

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, virus sẽ tấn công hệ hô hấp của người bệnh như mũi, cổ họng và phổi. Thông thường, người bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên nó có thể gây tử vong ở những trường hợp suy yếu hệ miễn dịch như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là gây nguy hiểm đối với trẻ dưới 2 tuổi. Đó cũng là nguyên nhân cúm nằm trong danh sách các bệnh thường gặp ở trẻ em.

Tác nhân gây bệnh của cúm là do Influenza virus, virus này luôn tiến hóa ra nhiều biến thể với các chủng loại mới và chúng xuất hiện thường xuyên. Khi bị bệnh trẻ thường có những biểu hiện như sốt trên 38 độ C đau cơ bắp, ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, viêm họng.

1.12. Cảm lạnh 

Cảm lạnh là một bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, do nhiễm virus đường hô hấp. Virus gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hay  Enterovirus. Đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, trung bình trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có thể mắc bệnh cảm lạnh 6 – 8 lần mỗi năm. Các biểu hiện triệu chứng cảm lạnh thông thường sẽ nhẹ hơn cảm cúm và các triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp

Các triệu chứng khi bị cảm lạnh 

1.13. Tiêu chảy cấp 

Tiêu chảy cấp là một bệnh truyền nhiễm với triệu chứng điển hình là tiêu chảy kèm theo nôn mửa, mất nước, mất cân bằng điện giải… Nếu tiêu chảy kéo dài dưới hai tuần, nó có thể rất nguy hiểm hoặc thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em mà các mẹ nên chú ý.

Tiêu chảy cấp thông thường phân làm 2 loại như sau:

    • Tiêu chảy xâm lấn cấp tính: Xảy ra ở người bị tiêu chảy do viêm ruột tiết hoặc nhiễm ký sinh trùng.
    • Tiêu chảy cấp không xâm lấn: Xảy ra ở bệnh nhân tiêu chảy do nhiễm virus.

Khi bị tiêu chảy cấp trẻ thường sẽ có những biểu hiện sau:

    • Đau bụng: Đau bụng có thể là đau nhói hoặc đau âm ỉ, thường tập trung ở vùng bụng dưới.
    • Nôn: Nôn có thể xảy ra trước hoặc sau khi đi ngoài.
    • Mất nước: Mất nước là một biến chứng nghiêm trọng của tiêu chảy cấp. Mất nước có thể gây ra các triệu chứng như khát nước, khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, co cơ, và nhịp tim nhanh.
    • Rối loạn điện giải: Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút, co giật, và thậm chí là tử vong.

1.14. Giun sán 

Bệnh giun sán là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng giun sán gây ra. Chúng là loài động vật ký sinh sống bên trong vật chủ và hấp thụ chất dinh dưỡng từ vật chủ để sinh trưởng và phát triển. Chúng gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm tiêu chảy, đau bụng, suy dinh dưỡng, suy nhược và chậm phát triển thể chất. Các mẹ cần chú ý vệ sinh cho trẻ để tránh tình trạng này.

Con đường lây truyền bệnh giun sán:

    • Tay chạm vào đất nhưng không rửa mà đưa lên miệng.
    • Không rửa kỹ, nấu chín các món rau.
    • Thông qua nguồn nước ô nhiễm vào cơ thể phát triển thành giun

các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ emCác loại giun sán thường gặp ở trẻ.  

1.15. Uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Độc tố uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở. Sau đó, nó đi vào máu và di chuyển đến não. Tại não, độc tố gắn vào các tế bào thần kinh,  ngăn chặn các tế bào thần kinh này giải phóng chất giúp làm dịu các cơ và  khiến các cơ bị co cứng. Đây là bệnh nguy hiểm trong các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp mẹ cần lưu ý.

2. Cách phòng tránh các bệnh hay gặp ở trẻ em 

Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó ba mẹ cần phải chú trọng phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ em. Dưới đây là một số gợi ý để ba mẹ tham khảo:

    • Tiêm vắc xin: Trẻ sau khi sinh nên tiêm phòng ngừa các bệnh như phế cầu khuẩn, viêm gan B, thủy đậu,… theo lịch của Bộ Y tế.
    • Vệ sinh tay chân sạch sẽ: Tay chân của con thường tiếp xúc với nhiều bề mặt, vật dụng bẩn chứa vi khuẩn, virus, nấm,… Khi trẻ không rửa tay chân sạch sẽ, các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh như cảm lạnh, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,…
    • Tăng cường đề kháng cho trẻ: Mẹ có thể nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua các sản phẩm bổ sung như sữa non tăng sức đề kháng cho trẻ, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm vitamin,…

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Các bệnh thường gặp ở trẻ em có thể do vi khuẩn, virus, nấm,… gây ra. Các bệnh này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không sớm điều trị. Do đó, các mẹ cần chú ý chăm sóc và nên đưa con đi khám nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường nhé.