Trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không và cách khắc phục hiệu quả
Tác giả: huong
Trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không là thắc mắc thường gặp của nhiều mẹ bỉm lần đầu có con. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ bị chướng bụng đúng cách. Cùng tìm hiểu mẹ nhé!
1. Trẻ bị chướng bụng là tình trạng như thế nào?
Chướng bụng là tình trạng khí (gas) tích tụ trong dạ dày hoặc ruột làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi vì bụng căng tức, dẫn tới chán bú và biếng ăn. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ nuốt quá nhiều không khí trong lúc bú bình hoặc khí được hình thành từ sự phân hủy thức ăn trong quá trình tiêu hóa.
2. [Giải đáp] Trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không?
Tuy tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tự hết nhưng trẻ bị chướng bụng thường mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. Về lâu dài, tác động xấu đến sức khỏe thể chất và tâm lý của con.
Đồng thời, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, đi kèm những triệu chứng nghiêm trọng khác như tiêu chảy, sụt cân, sốt cao… thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về tiêu hóa. Vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách xử trí thích hợp.
Trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không? Chướng bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiêu hóa, nên mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ sớm.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chướng bụng
Dưới đây là những dấu hiệu con yêu đang bị chướng bụng mẹ cần phải biết như:
- Bụng trẻ phình to, căng tức hơn bình thường.
- Trẻ bị nôn trớ, ợ hơi.
- Trẻ quấy khóc, khó chịu, ngủ không ngon giấc.
- Trẻ lười bú, bỏ bú.
4. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi nhưng một số nguyên nhân phổ biến nhất trong số đó là:
- Trẻ nuốt phải hơi khi bú hoặc bú quá nhanh: Đây là tình trạng thường xuyên xuất hiện ở trẻ sơ sinh nếu bú sữa sai tư thế.
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Theo khuyến nghị từ WHO, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Nếu tập ăn dặm trước mốc thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó tự mình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hiệu quả, gây ứ đọng trong đường ruột, chướng bụng, ợ hơi…
- Ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Điều này khiến cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ làm việc quá sức, dẫn tới những tác hại không mong muốn như chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn trớ, nôn ói…
- Trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa: Chướng bụng là triệu chứng của một số bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích, bất dung nạp Lactose…
- Trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, làm cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng.
5. Mách mẹ cách chữa chướng bụng, đầy hơi cho trẻ tại nhà
Nếu con yêu bị chướng bụng, mẹ hãy thử một số cách bên dưới để con cảm thấy dễ chịu hơn:
5.1 Vỗ ợ hơi cho trẻ
Sau mỗi lần cho bú xong, mẹ hãy thực hiện động tác vỗ ợ hơi cho trẻ, giúp tống hết khí nghẹt ra ngoài, giảm chướng bụng và nôn trớ. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chuẩn bị một chiếc khăn sạch vắt lên vai, bế vác trẻ sao cho đầu trẻ tựa vào vai mẹ. Sau đó, một tay mẹ ôm trẻ vào lòng và tay còn lại hơi chụm và vỗ lưng nhịp nhàng theo hướng từ dưới lên trên.
Vỗ ợ hơi cho trẻ sau cữ bú rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa.
5.2 Massage bụng để giảm chướng bụng cho trẻ
Mẹ có thể thực hiện massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ sau bữa bú hoặc bữa ăn dặm khoảng 30 phút để kích thích hoạt động nhu động ruột, giảm thiểu tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Mẹ chỉ cần sử dụng các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài là được.
5.3 Chườm nóng
Thêm một cách giảm chướng bụng hiệu quả cho trẻ tại nhà là chườm nóng vùng bụng bằng túi chườm hoặc dùng khăn nhúng nước ấm. Hơi ấm từ túi chườm hoặc khăn ẩm có tác dụng tăng lưu thông tuần hoàn máu trong ruột và cải thiện tình trạng chướng bụng.
Mẹ có nên áp dụng mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ hay không? Nhiều mẹ rỉ tai nhau các mẹo dân gian truyền miệng chữa được tình trạng chướng bụng như uống nước tía tô, nước vỏ quýt, nước gừng ấm hoặc chườm tỏi ấm… Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không có căn cứ khoa học nên mẹ không nên tự ý thực hiện cho con tại nhà. Thay vào đó, mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và được hướng dẫn chăm sóc thích hợp. |
Ngoài những cách chữa chướng bụng kể trên, để hệ tiêu hóa của con luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng chướng bụng, mẹ hãy cho bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Vì sữa mẹ giàu năng lượng, giàu dưỡng chất với tỷ lệ tối ưu cho con dễ dàng hấp thu.
Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ sữa, mẹ cân nhắc dùng sữa công thức có đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên và bổ sung chất xơ để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của con, ngăn ngừa các vấn đề đường ruột, tạo điều kiện cho trẻ tăng trưởng tối ưu.
Hiện nay, Friso Gold và Friso Gold Pro là hai sản phẩm sữa dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn. Trong đó:
Friso Gold bảo toàn đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên để trẻ dễ tiêu hóa, ít chướng bụng và nôn trớ nhờ ứng dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần từ sữa tươi thành sữa bột. Song song, sữa bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đường ruột, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu trọn vẹn dưỡng chất. Chưa kể, Friso Gold tận dụng nguồn sữa mát 100% từ Hà Lan, đạt chuẩn chất lượng châu Âu, giúp êm dịu chiếc bụng nhỏ cho con ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
Cùng với đó, Friso Gold Pro “ghi điểm” với nhiều mẹ khi cung cấp chất xơ PureGOS nhằm tăng sinh lợi khuẩn đường ruột để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Kết hợp cùng dưỡng chất quý giá HMO giàu kháng thể, sản phẩm giúp tăng cường sức mạnh đề kháng, bảo vệ trẻ trước các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm. Đặc biệt, Friso Gold Pro cam kết không thêm đường và không chứa hương liệu nên mẹ an tâm cho bé yêu sử dụng mỗi ngyaf mà không béo phì hay sâu răng.
Qua thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng mẹ đã tìm thấy câu trả lời trẻ bị chướng bụng có nguy hiểm không. Đồng thời, biết cách chăm sóc “chiếc bụng nhỏ” của con khỏe mạnh để bắt kịp đà tăng trưởng với bạn bè đồng trang lứa.