Trẻ bị bỏng nước sôi – Những điều cần lưu ý khi sơ cứu

Tác giả: sites

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh – Chuyên khoa Vi phẫu tạo hình – Phẫu thuật bàn tay, Bệnh viện Saigon ITO chia sẻ: “Những di chứng của bỏng nước do không được điều trị đúng cách thường để lại cho trẻ những sẹo xấu và thương tật vĩnh viễn như: sẹo co rút, sẹo dính ngón”. Là những trường hợp dẫn đến di tật đau đớn mà bác sĩ Nguyễn Xuân Anh đã gặp phải và đã điều trị ở rất nhiều em nhỏ.

Vì vậy biết cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi là điều rất quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý để có thể sơ cứu cho bé kịp thời khi bé bị bỏng để tránh những tổn thương đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.

trẻ bị bỏng nước sôi

Sơ cứu thế nào là đúng?

Khi trẻ bị bỏng nước sôi, bố mẹ cần đưa ngay trẻ ra khỏi vùng nguy hiểm để chặn đứng các tác hại của nhiệt.

Ngay khi bé đã được đưa ra khỏi vùng nhiệt nguy hiểm, da bé không còn tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ nơi vết bỏng vẫn tiếp tục gây những tổn thương sâu hơn. Do đó, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa ngay bé đến vòi nước sạch gần nhất. Và xả nước liên tục để làm dịu vết thương của bé.

Ngoài ra, bố mẹ và gia đình cần lưu ý tuyệt đối không dùng bất cứ thứ thuốc tây hay bất kì loại thuốc dân gian nào để tránh làm vết bỏng của bé ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Rất nhiều biện pháp sơ cứu không đúng cách đã làm cho vết thương bị viêm nhiễm và hoại tử. “Trẻ bị bỏng nước sôi và những sai lầm thường mắc phải” là bài viết đã liệt kê những sai lầm khi sơ cứu trẻ bị bỏng nước sôi mà bố mẹ và gia đình cần tìm hiểu để bảo vệ con đúng cách.

Sơ cứu ngay bằng nước mát sạch

Khi trẻ bị bỏng nước sôi, gia đình chỉ cần dùng nước mát sạch để sơ cứu cho bé. Nước mát sạch sẽ giúp làm giảm nhiệt vết bỏng, giảm đau, giảm phù nề, giảm độ sâu của vết thương và viêm nhiễm. Tốt nhất là bố mẹ nên ngâm ngay vết bỏng của con vào nước mát sạch nếu có thể. Hoặc dùng nước mát sạch dội lên vết thương vài lần. Tuyệt đối không dùng đá lạnh hay nước quá lạnh để làm mát vết thương. Điều này sẽ gây tình trạng bỏng kép khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

trẻ bị bỏng nước sôi

Cắt bỏ quần áo che phủ vết bỏng

Sau khi đã dùng nước để làm giảm mức độ thương tổn, bố mẹ tuyệt đối không cởi quần áo của bé để tránh lột da vùng bỏng. Hoặc gây bỏng các vùng khác do quần áo cũng nhiễm nhiệt. Mà hãy dùng kéo cắt bỏ toàn bộ lớp quần áo phủ lên vết bỏng. Tiếp tục dội nước mát lên vết bỏng.

Chúng ta sẽ xử lý vết bỏng bằng nước sạch trong ít nhất 20 phút. Bố mẹ có thể dùng khăn thấm nước và đắp lên vết thương và liên tục thay khăn sau vài phút. Cố gắng thực hiện liên tục kể cả khi bé khóc la, chống đối.

Không gắp bỏ dị vật hay lớp da bỏng bị bong ra

Khi vết thương bỏng của bé có dị vật hay lớp da bị bong ra, bố mẹ tuyệt đối không gắp ra để tránh gây lột da bỏng của bé.

Đánh giác mức độ bỏng của vết thương

Bỏng mức độ 1

Da bị đỏ, không có hiện tượng phồng nước.

Vết thương nông, chỉ lớp da mỏng bên ngoài bị ảnh hưởng.

Vết bỏng sẽ nhanh lành và không để lại sẹo.

trẻ bị bỏng nước sôi

Bỏng mức độ 2

Vết thương sâu hơn, có bọng nước, gây đau đớn (tuyệt đối không được chọc vỡ bọng nước này). Với mức độ này có thể chia làm 2 trường hợp.

  • Nếu diện tích vết bỏng nhỏ, chỉ là những bọng nước. Điều trị đúng cách sẽ không nhiễm trùng và để lại sẹo.
  • Nếu bỏng nặng hơn có thể gây ra một số biến chứng: bị choáng, nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng kéo dài có thể gây suy nhược toàn thân và để lại sẹo.

Bỏng mức độ 3

Toàn bộ bề dày da bị hủy hoại. Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy sém. Có thể bỏng sâu tới cả cơ và xương.

Sẽ để lại sẹo kể cả khi được điều trị đúng và chăm sóc kỹ lưỡng.

Có cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ không?

trẻ bị bỏng nước sôi

Khi trẻ bị bỏng nước sôi có cần phải đi khám bác sĩ không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét trẻ bị bỏng nước sôi ở mức độ bỏng nông hay sâu trong 3 mức độ trên.

Nếu bé chỉ bị bỏng ở mức độ 1, bố mẹ chỉ cần sơ cứu với nước rồi để vết thương thông thoáng là được. Vết thương sẽ nhanh chóng lành lại.

Nếu bé bị bỏng ở mức độ nặng, bỏng trên diện rộng (bỏng toàn bộ lưng, hoặc bụng và ngực, hay toàn bộ một chi, bỏng ở mặt,…) Bố mẹ sau khi sơ cứu vết bỏng cho bé. Cần đưa bé đến ngay bệnh viện gấp để được chữa trị kịp thời. Bỏng trên diện rộng rất nguy hiểm, dẫn đến tình trạng mất nhiều nước và gây nhiều đau đớn cho trẻ.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để biết cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi. Tránh được những điều đáng tiếc xảy đến cho trẻ.

Theo Khoe.online tổng hợp