Trẻ bị bỏng nước sôi – Cách chăm sóc và điều trị

Tác giả: sites

Trẻ bị bỏng nước sôi là tai nạn rất thường gặp ở nhiều gia đình có con nhỏ. Bé năng động, ham khám phá và học hỏi môi trường sống xung quanh mình. Rất nhiều nguy hiểm đang rình rập bé. Nhưng không thể vì vậy mà chúng ta nghiêm cấm và bảo vệ bé một cách thái quá, làm ảnh hưởng đến khả năng tìm tòi và học hỏi môi trường xung quanh. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý để tránh xa những vật dụng nguy hiểm ra khỏi tầm tay trẻ.

Tuy nhiên, nếu vô tình trẻ bị bỏng nước sôi, bố mẹ cần biết cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi, để tránh bé bị di tật không đáng có. Sau khi đã sơ cứu cho bé, tùy theo mức độ bỏng nặng hay nhẹ mà chúng ta sẽ có cách chăm sóc và điều trị vết bỏng khác nhau.

Đánh giá mức độ bỏng của bé

trẻ bị bỏng nước sôi

Bỏng mức độ 1

Ở mức độ 1, bé chỉ bị tổn thương ngoài da. Vùng da bên ngoài bị đỏ, đau rát. Nhưng không bị phỏng nước. Vết thương nông. Sẽ nhanh chóng lành hẳn sau vài hôm mà không để lại sẹo.

Bỏng mức độ 2

Ở mức độ 2, da bị tổn thương sâu hơn. Vết bỏng sẽ xuất hiện những bọng nước, gây đau đớn. Phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn, da có thể tái tạo lại được. Nếu điều trị đúng cách, vết thương sẽ không để lại sẹo.

Tuy nhiên, nếu diện tích bỏng rộng, rất có thể gây ra những biến chứng như: bị choáng váng, nhiễm trùng máu. Và suy nhược toàn thân nếu nhiễm trùng kéo dài. Vết thương có thể để lại sẹo.

Bỏng mức độ 3

Ở mức độ 3, mức độ bỏng nặng, hủy hoại toàn bộ bề dày da, vết bỏng ăn sâu vào trong, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Khi trẻ bị bỏng nước sôi mức độ 3, dù có được chữa trị kịp thời và điều trị đúng cách, vết thương vẫn sẽ để lại sẹo. Vì đây là mức độ bỏng khá nặng, phá hủy nghiêm trọng cấu trúc của da.

Cách chăm sóc và điều trị vết bỏng

Bỏng mức độ 1

Nếu da bé không bị dị ứng với lô hội (nha đam), bạn có thể dùng loại cây này để điều trị vết thương của bé. Chỉ cần dùng gel lô hội thoa lên vết bỏng 2 – 3 lần/ngày, vết thương bỏng của bé sẽ mau lành và không để lại sẹo.

Trẻ bị viêm amidan nên và không nên ăn gì?

Viêm amidan là căn bệnh rất phổ biến, có thể xảy đến với bất kì ai. Tỷ lệ mắc bệnh viêm amidan cao trong nhóm bệnh tai mũi họng. Khi trẻ bị viêm amidan nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều gia đình và bố mẹ quan tâm.…

trẻ bị bỏng nước sôi

Bỏng mức độ 2

Đối với mức độ bỏng 2 việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là một số gợi ý từ BS. Trần Thu Thủy – Bệnh viện Nhi TW như sau:

Dùng nước muối sinh lý rửa vết thương 2 lần/ngày. Nước muối sinh lý sẽ giúp rửa sạch các vi khuẩn và phần da chết ra khỏi về mặt vết thương.

Hong khô vết bỏng

Dùng kem Silver Sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene). Loại kem bạc này có tính kháng khuẩn tốt, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm lành vết thương. Khi sử dụng, bố mẹ cần bôi kem bằng dụng cụ vô trùng. Tuy nhiên, đối với loại kem Silver Sulfadiazine này, bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến và có sự cho phép, hưỡng dẫn của bác sĩ mới được sử dụng.

Sử dụng gạc vô trùng. Bố mẹ nên sử dụng băng tulle gras – là một loại băng làm từ chất liệu đặc biệt, có tẩm thuốc, để không bị dính da, gây đau đớn và khó khăn cho con trẻ khi thay băng gạc.

Sau khi thoa kem, bố mẹ hãy đặt loại gạc tulle gras này lên lớp kem. Rồi mới đến lớp băng gạc vải. Nếu vết thương tiết ra nhiều dịch, hãy đặt thêm một lớp bông lên trên lớp gạc vải. Sau đó, dùng băng chun băng lại toàn bộ vùng bị tổn thương.

Đơn giản, chúng ta sẽ có thứ tự sau: kem bạc kháng khuẩn – gạc tull gras – gạc vô trùng – bông – băng chun.

Trẻ sơ sinh sốt cao chân tay lạnh xử lý thế nào?

Tình trạng trẻ bị sốt cao chân tay lạnh thường rất hay diễn ra, vậy nguyên nhân nào dẫn đến triệu chứng này? Mẹ nên làm thế nào để chăm sóc cho trẻ và những biểu hiện này có nguy hiểm đến sức khỏe? Mời bạn cùng tìm hiểu. 1.Triệu…

trẻ bị bỏng nước sôi

Kéo căng da – đây là việc làm rất quan trọng để các vết thương không bị co rút và hạn chế các vận động sau này của trẻ. Thường thì khi da bị bỏng, phần da lành xung quanh sẽ bắt đầu co cụm lại, o ép vùng da bị bỏng. Nếu vết thương bỏng nằm ngay phần cơ thể thường xuyên co giãn nhiều như: lòng bàn tay, ngón tay,… nguy cơ dẫn đến co rút là rất cao. Do đó, bố mẹ phải thường xuyên tập luyện các bài tập kéo căng vùng da quanh vết bỏng cho con khoảng 10 lần/ ngày, mỗi lần 60 giây để ngăn ngừa sự co rút gây khó khăn cho vận động sau này.

Chúng ta sẽ chăm sóc vết bỏng của trẻ cho đến khi phần da bỏng bong ra, lộ rõ lớp da mới màu đỏ bên dưới. Lớp da này sẽ chuyển dần sang mau hồng. Khi đó, bạn có thể ngừng thoa thuốc và băng vết thương cho bé.

Bỏng mức độ 3

Khi trẻ bị bỏng nước sôi ở mức độ 3, bạn phải đưa ngay bé đến bệnh viện để được điều trị, không thể tự điều trị tại nhà được.

Trên đây là những cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị bỏng nước sôi. Tuy nhiên, theo bác sĩ nhi khoa Trần Thu Thủy: “Bỏng ở trẻ em là bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong. Da của trẻ chưa đạt được độ dày như của người lớn, vì vậy trẻ bị bỏng nhanh hơn. Chỉ cần 5 giây với nước nóng 60 độ có thể khiến bé bị bỏng độ 3.”

Vì vậy, bố mẹ và gia đình cần phải lưu ý quan sát, chăm nom bé thật kỹ, đặt xa những vật nguy hiểm ra khỏi tầm tay bé. Tránh không cho bé tiếp xúc đến các đồ vật nguy hiểm, để không dẫn đến những tình trạng đáng tiếc.

Theo Khoe.online tổng hợp