Lịch tiêm chủng cho trẻ: Bạn đã nắm rõ ràng chưa?

Tác giả: sites

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn hoạt động rất kém nên trẻ rất dễ mắc các chứng bệnh thông thường bởi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải nắm thật rõ ràng lịch tiêm chủng cho trẻ nhằm giúp trẻ được tiêm ngừa đầy đủ tất cả các loại vacxin khác nhau để duy trì sức khỏe lành mạnh nhất cho trẻ. Vậy bạn biết gì về lịch tiêm chủng cho trẻ? Cần lưu ý gì khi tiêm chủng cho trẻ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

lịch tiêm chủng
Cha mẹ cần nắm kỹ càng lịch tiêm chủng cho trẻ

Lịch tiêm chủng cho trẻ

+ Sau khi sinh:

Trẻ sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B sau khoảng 24 giờ khi trẻ ra đời.

+ Dưới 1 tháng tuổi:

Trẻ được tiêm phòng BCG để ngừa bệnh lao phổi.

+ 2- 6 tháng tuổi:

Trẻ được tiêm phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt mũi 1,2,3.

Trẻ tiếp tục được tiêm chủng ngừa viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4.

Tiêm phòng Hib các mũi 1,2,3.

Ngoài ra, trẻ còn được tiêm chủng vacxin Rotavirus nhằm ngăn ngừa Rota virut là tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ.

+ 6-11 tháng tuổi:

Tiêm phòng cúm.

+ 12-15 tháng tuổi:

Trẻ sẽ được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản B.

Tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu.

Tiêm ngừa bệnh sởi, quai bị và Rubella.

Ngoài ra, trẻ còn được tiêm mũi viêm gan A mũi 1.

+ 16-23 tháng tuổi:

Tiêm chủng ngừa các loại bệnh như ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 4.

Viêm ga B mũi 4, bệnh Hib mũi 4, viêm gan A mũi 2.

+ Trên 24 tháng tuổi:

Trẻ sẽ được tiêm chủng ngừa viêm não Nhật Bản mũi 3.

Tiêm viêm màng não mô cầu A+C, viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu.

Các mũi tiêm chủng ngừa thương hàn và tã

+ Trên 9 tuổi:

Trẻ sẽ được tiêm chủng ngừa HPV nhằm ngừa ung thư cổ tử cung, bệnh sùi mào gà thường xuất hiện tại bộ phận sinh dục.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng như thế nào?

Chỗ tiêm của bé bị sưng đỏ, đau và nổi cục cứng

Trường hợp vùng da tiêm chủng của trẻ có các biểu hiện như bị đỏ tấy, sưng cũng như nổi cục cứng thường chỉ xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng này thường sẽ kéo dài từ 6 đến 8 tiếng. Khi gặp trường hợp này, cha mẹ cần chườm lạnh nhằm giúp trẻ giảm đau nhanh chóng nhất. Khoảng 24h tiếp theo, chúng ta có thể chườm nóng cho trẻ để giúp các vết sưng này mau chóng lặn đi, tạo điều kiện để làn da trẻ dễ dàng trao chất với môi trường bên ngoài và bình phục một cách nhanh chóng nhất. Đặc biệt, cha mẹ không được phép thực hiện bất kỳ các mẹo dân gian nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có thể làm tình trạng sưng tấy này thêm phần trầm trọng hơn. Cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi vết tiêm sưng to và xuất hiện các hạch sưng trong nhiều tuần liền.

Sau khi tiêm chủng trẻ bị sốt 

Nếu trẻ gặp tình trạng sốt từ 38 độ trở lên cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

+ Cần cho trẻ ăn mặc thoáng mát.

+ Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm lau người trẻ. Chườm lạnh tại vị trí tiêm chủng.

+ Cho trẻ bú đều đặn nhằm giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả, tránh sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại cho trẻ

+ Tránh chạm vào vùng da tiêm chủng của trẻ khi bế trẻ.

+ Trước khi cho trẻ uống bất cứ loại thuốc hạ sốt nào ta cần phải có sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt nhất là tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thuốc hạ sốt có chứa aspirin hay thành phần axit salicylic. Hai thành phần này khi kết hợp với thành phần trong các loại vacxin tiêm chủng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm trên cơ thể trẻ.

+ Khi trẻ sốt trên 39 độ, trẻ lười bú hay thậm chí là bỏ bú từ 1 đến 2 ngày kết hợp với tình trạng trẻ khóc thường xuyên, trẻ khó chịu, làn da tím tái và hay co giật thì cha mẹ hãy lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế sớm nhất để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý.

Lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ

Trước khi đua trẻ đi tiêm chủng, chúng ta không nên cho trẻ ăn quá no cũng như không nên để trẻ bị đói trước khi tiêm.

Cần vệ sinh sạch sẽ toàn thân cho trẻ để hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng trên cơ thể trẻ.

Cần thông bào trước cho bác sĩ biết trước về những tình trạng bệnh mãn tính của trẻ, các loại dị tật bẩm sinh hay các tiền sử từng bị dị ứng của trẻ, đặc biệt nhất là những phản ứng thường thấy của trẻ sau những lần tiêm chủng trước đây.

Đối với những loại vacxin sống như lao, thủy đậu, sởi… mỗi lần tiêm phải cách nhau ít nhất 4 tuần.

Việc nắm rõ tất cả các thông tin liên quan đến lịch tiêm chủng của trẻ là hết sức cần thiết nhằm giúp cha mẹ có thể chủ động trong vấn đề chăm sóc sức khỏe của con em mình được tốt hơn. Ngoài vấn đề tìm hiều về lịch tiêm chủng của trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe nhất là vùng da vừa được tiêm chủng của trẻ có dấu hiệu gì đáng lưu ý nhằm có thể khắc phục sớm nhất. Hy vọng qua bài biết này đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ thông tin về lịch tiêm chủng của con em mình.

Theo Khoe.online tổng hợp