Tìm hiểu hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Tác giả: huong
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ em, tỷ lệ này chỉ chiếm 1-3% trẻ ở độ 4 – 6 tuổi. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh không phát hiện và chữa trị sớm, có thể trẻ sẽ phải chịu những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Đối tượng trẻ ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra ở mọi đối tượng, nó tác động đến 4% dân số thế giới, trong đó có cả trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở những đối tượng:
– Trẻ hay ngủ ngáy, khi ngủ thở bằng miệng.
– Một số trẻ bị thừa cân, béo phì.
– Phì đại amiđan hoặc khoang mũi hẹp.
– Trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, rối loạn về thần kinh và cơ.
– Khi trẻ có tiền sử người thân trong gia đình đã gặp hội chứng này, trẻ rất có thể bị di truyền.
Triệu chứng hay gặp của hội chứng ngưng thở khi ngủ
– Nếu chịu khó quan sát, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận thấy nhịp thở của con mình thay đổi bất thường khi ngủ. Nó có thể là lúc nhanh, lúc chậm không ổn định. Đặc biệt là ngưng thở trong khoảng 15 giây sau đó trở lại bình thường.
– Bé ngáy to.
– Bàn tay và bàn chân của bé hơi xanh xao.
– Ở một số bé lưỡi và môi, móng tay móng chân chuyển màu xanh thiếu oxy.
– Khi thức dậy, bé cảm thấy đau họng hoặc khô miệng.
– Bé đau đầu và mệt mỏi vào buổi sáng, thường buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Nguyên nhân trẻ ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý rối loạn hô hấp ở trẻ khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến là do hạch hạnh nhân hoặc amiđan ở họng quá lớn. Nó gây cản trở luồng không khí lưu thông ra và vào phổi ở trẻ. Theo thống kê, trẻ có thể ngưng thở trung bình khoảng 10 – 30 giây. Ước tính tình trạng ngưng thở khi ngủ ở trẻ có thể lên đến 400 lần trong một đêm.
Cách điều trị hội chứng này
Đưa bé đi khám
Hiện tượng trẻ ngưng thở khi ngủ không có gì quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu về lâu về dài, nó sẽ gây nên những tổn thương không mong muốn ở vùng não. Điều này càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ cũng như việc học tập của trẻ.
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên xác đáng nhất. Bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thực hiện các xét nghiệm lâm sàng ở trẻ: đo điện não đồ, điện tâm đồ, điện mắt, điện cơ, đeo dây oxy ở mũi để đo lưu lượng khí qua mũi, đo độ bão hòa oxy, xét công thức máu…
Nếu trẻ được bác sĩ kết luận là do triệu chứng viêm và sưng amiđan, chúng ta có thể điều trị bằng cách phẫu thuật cắt amiđan. Ngoài ra, mỏ rộng vòm họng cũng là một giải pháp y khoa giúp trẻ khắc phục tình trạng này.
Nếu biết con mình hay ngưng thở khi ngủ, các bậc phụ huynh phải hết sức quan tâm. Nếu thấy bé ngưng thở và kèm theo các triệu chứng da nhợt nhạt, bé không cử động thì nên đưa bé đi cấp cứu càng sớm càng tốt kẻo ảnh hưởng đến tính mạng.
Thay đổi tư thế ngủ
Thay đổi tư thế ngủ cũng là một cách để khắc phục tình trạng này. Mặc dù nằm ngửa là tư thế ngủ bình thường của người khỏe mạnh. Thế nhưng đối với trẻ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ thì nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Bởi khi nằm ngửa, hàm và lưỡi của trẻ sẽ khép lại, gây nên những tiếng thở khó khăn hơn. Ngoài ra, nên cho trẻ nằm ngủ ở gối cao vừa phải, luôn giữ đầu cao hơn thân.
Không tùy ý cho bé dùng thuốc
Một khi bé ngưng thở hoặc khó thở khi ngủ là có nguyên do rõ ràng. Nó có thể liên quan đến một bệnh lý nào đó. Các mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc an thần hoặc thuốc ngủ.
Hạn chế cho bé ăn nhiều vào buổi tối
Bé nên hoàn tất việc ăn uống khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, thức ăn của bé vào bữa tối không nên quá nhiều hoặc khó tiêu.
Chúng ta cần nhớ rằng hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ cần có một thời gian dài điều trị. Các bậc phụ huynh cần tìm ra nguyên nhân chính xác để sớm có biện pháp điều trị thích hợp ở trẻ.
Theo Khoe.online tổng hợp