Bệnh béo phì – Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: sites

Bệnh béo phì là hiện tượng thừa cân có thể xảy ra cả ở người lớn và trẻ em. Hiện nay ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này và có sự chủ quan không chú ý vì lúc ban đầu không có ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, khi tình trạng béo phì kéo dài và cân năng tiếp tục tăng lên thì sẽ dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, khó thở, thoái hóa khớp, các bệnh về tim mạch… Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh béo phì.

1. Như thế nào là bệnh béo phì?

Chỉ số BMI để xác định bệnh béo phì
Chỉ số BMI để xác định bệnh béo phì

Béo phì là tình trạng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể dẫn tới cân nặng tăng lên không kiểm soát được. Cách nhanh nhất để nhận biết bản thân có béo phì hay không là dựa vào chỉ số cơ thể BMI, chỉ cần lấy cân nặng chia cho chiều cao lũy thừa hai. Tuy nhiên, BMI có một điểm yếu là không thể áp dụng chính xác cho vận động viên, người mang bầu hay người vừa ốm dậy. Do đó bạn còn cần phải đo lượng mỡ trong máu để chắc chắn vể tình trạng sức khỏe của mình.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì

Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng béo phì và có thê là do một trong những lý do sau đây:

  • Do chế độ ăn uống: nếu ăn nhiều các chất béo, đường cùng đạm thì khả năng dẫn tới béo phì là rất cao vì các chất này rất dễ tích tụ thành mỡ trong cơ thể gây ra tình trạng dư thừa calo.
  • Do vận động thiếu: việc ngồi một chỗ thường xuyên mà lại hay ăn các thực phẩm như thức ăn nhanh hay đồ ngọt thì nguy cơ mắc bệnh béo phì chỉ là thời gian. Không chỉ vậy, thiếu vận động còn dẫn tới khá nhiều bệnh khác nữa chứ không riêng bệnh béo phì.
  • Do di truyền: bệnh béo phì cũng có thể là do di truyền từ bố mẹ, nếu cà hai vợ chồng đều mắc bệnh này thì thường đứa con có nguy cơ bị béo phì cao gấp 4 đến 8 lần trẻ em thông thường.
  • Do các căn bệnh khác: những người bị bệnh trầm cảm, stress thường cũng sẽ bị bệnh béo phì nhiều hơn người bình thường.

3. Triệu chứng của bệnh béo phì

Dấu hiệu nhận biết nổi bật nhất là qua cân nặng, sự tích lũy mỡ dưới da khiến bạn tăng cân nhanh chóng, nhưng cũng cần phải xem lại chỉ số BMI cũng như lượng mỡ trong máu để chắc chắn. Mỡ thừa thường tích lũy ở phần eo là nhiều nhất, tuy nhiên, các bộ phận khác như tay, chân, đùi, mông cũng có khả năng tích lũy mỡ. Kèm theo dầu hiệu này là các triệu chứng như thường xuyên cảm thấy đói, suy giảm thị lực, tay chân hay bị tê…

Dấu hiệu bệnh béo phì
Dấu hiệu bệnh béo phì

Không chỉ vậy, nếu bệnh béo phì không được điều trị mà chế độ ăn uống vẫn tiếp tục cung cấp đường và chất béo vào trong cơ thể thì sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Thường thấy nhất là bệnh tiểu đường, sau đó là các bệnh ảnh hưởng tới xương khớp và hô hấp, nghiêm trọng hơn còn có các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim

4. Cách điều trị bệnh béo phì

Bạn nên có một chế độ ăn uống đúng cách cũng như vận động hợp lý. Hạn chế các loại đồ ngọt nhiều đường, các món chiên dầu mỡ hay các loại thức ăn nhanh khác. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, kết hợp với uống nhiều nước để cơ thể thêm khỏe mạnh. Tuyệt đối không nên giảm cân bằng cách nhịn đói vì như vậy không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể dẫn tới triệu chứng tụt huyết áp rất nguy hiểm.

Tới bác sĩ để chuẩn đoán về bệnh béo phì
Tới bác sĩ để chuẩn đoán về bệnh béo phì

Bạn cũng nên tập luyện thêm thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng cũng như tăng sức đề kháng. Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… vì cũng không tốt cho bệnh béo phì. Bạn nên tới bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như có những phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả khác.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh tăng cân chậm và cách khắc phục

Khi nuôi con, bà mẹ nào cũng mong muốn bé nhà mình luôn khỏe mạnh và tăng cân đều. Thế nhưng tình trạng trẻ sơ sinh tăng cân chậm, thậm chí là sụt cân vẫn xảy ra phổ biến. Đó có thể là do chế độ dinh dưỡng của bé không đủ…

5. Phòng tránh bệnh béo phì

Có chế độ ăn uống hợp lý để tránh bệnh béo phì
Có chế độ ăn uống hợp lý để tránh bệnh béo phì

Điều quan trọng nhất cẫn là có lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Hạn chế ăn quá nhiều các loại thực phẩm ngọt, nhiều dầu mỡ… hay chỉ ngồi một chỗ và không vận động. Theo dõi sức khỏe và cân năng thường xuyên để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hiện nay ngày càng có nhiều người mắc bệnh béo phì, đây là một căn bệnh không tốt cho sức khỏe và nhất là có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên tới bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nhất một khi đã nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.

Theo Khoe.online tổng hợp