Lưu ý gì khi bị ngộ độc thủy ngân?
Tác giả: sites
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc, triệu chứng, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa tình trạng ngộ độc thủy ngân qua bài viết này nhé!
- Mọi điều cần biết về triệu chứng ngộ độc cá nóc
- Sự hiểm nguy của ngộ độc hải sản
- Dấu hiệu nhiễm HIV/AIDS bạn cần biết
Nguồn gây ngộ độc thủy ngân là gì?
– Thủy ngân thường sinh ra từ các nhà máy điện hay các đám cháy rừng… và gây ngộ độc nếu chúng ta hít vào phổi
– Thành phần Methyl thủy ngân có trong một số cá nước mặn và nước ngọt.
– Hợp chất thủy ngân vô cơ có trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi, thuốc có nguồn gốc thảo mộc.
– Thủy ngân phenyl được tìm thấy trong sơn, các loại mỹ phẩm mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân.
– Ăn hải sản hoặc thực vật bị nhiễm độc thủy ngân.
Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân
– Hít thủy ngân nguyên tố và nuốt thủy ngân vô cơ gây ngộ độc cấp, còn tiếp xúc với dạng hữu cơ khi ăn cá chứa thủy ngân thường gây ngộ độc mạn.
– Hít thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính. Các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, thở khó, ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác như viêm miệng, co giật, lơ mơ, nôn ói, viêm ruột… Tình trạng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần, nếu năng sẽ gây phù phổi cấp, suy hô hấp, tử vong.
– Trường hợp ngộ độc mạn do hít thủy ngân sẽ gây viêm lợi, chảy nước miếng, tay run giật và rối loạn tâm thần kinh. Nếu ngộ độc ở trẻ sẽ làm trẻ mất ngủ, tâm lý không ổn định, trẻ biếng ăn…
– Gây phỏng niêm mạc miệng, buồn nôn, nôn ra máu, đau bụng nếu nuốt thủy ngân vô cơ thường có trong pin. Có thể gây hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải, gây tử vong.
– Ngộ độc mạn thủy ngân nếu ăn thực phẩm chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
– Một số biểu hiện thần kinh như suy nhược thần kinh, dị cảm, thất điều, giảm thính giác, rối loạn tâm thần, run cơ, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn cử động thậm chí gây tử vong. Nếu phụ nữ khi đang mang thai ăn cá biển chứa thủy ngân sẽ dễ gây sảy thai và đe dọa sự phát triển của trẻ khi ra đời.
Điều trị ngộ độc thủy ngân
– Cởi bỏ trang phục bị nhiễm độc thủy ngân, vệ sinh thân thể đảm bảo.
– Không dùng than hoạt do không có tác dụng hấp phụ thủy ngân khi cơ thể bị nhiễm độc.
– Truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch nếu nhiễm độc thủy ngân vô cơ.
– Đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp, trường hợp khi có tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề.
– Sử dụng thuốc giải độc nếu xuất hiện triệu chứng ngộ độc toàn thân.
Phòng ngừa ngộ độc thủy ngân
– Quy định giới hạn lượng chất thải chứa Hg ra môi trường bên ngoài.
– Hạn chế dùng những sản phẩm dễ vỡ, thuốc có chứa thành phần Hg. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý dụng cụ nhiệt kế Hg phải tránh xe khu vực trẻ có thể tiếp xúc được.
– Trường hợp trẻ nuốt phải Hg trong nhiệt kế, chúng ta không được móc họng, điều này có thể gây ói cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến trẻ. Nếu không hít sặc, cần theo dõi phân của trẻ kết hợp cho trẻ ăn uống đầy đủ nhằm hạn chế táo bón. Khi trẻ có bất cứ biểu hiện nguy hiểm trên người, cha mẹ phải lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị sớm nhất.
– Dùng thực phẩm phải có gi rõ nguồn gốc, tránh xa các loại thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm độc thủy ngân.
Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về hiện tượng ngộ độc thủy ngân nhằm có phương phương ngăn ngừa hiệu quả nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp