Sự hiểm nguy của ngộ độc hải sản
Tác giả: sites
Ngộ độc hải sản đã quá phổ biến với chúng ta trong đời sống hàng ngày do việc không đảm bảo vệ sinh cũng như có nguyên nhân từ chính cơ địa mỗi người. Vậy có các triệu chứng, hướng xử lý và phương pháp phòng ngừa ngộ độc hải sản như thể nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Mọi điều cần biết về triệu chứng ngộ độc cá nóc
- Tìm hiểu thêm về triệu chứng dị ứng nước
- Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi?
Ngộ độc hải sản có triệu chứng gì?
– Hiện tượng nổi mề đay, nóng da, chân tay bị sưng phù và mí mắt sụp.
– Sổ mũi, hắt hơi, cơ thể ngứa ngáy.
– Có thể làm cơ thể khó thở, gây viêm dị ứng hay viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản.
– Tiêu ra máu, đau bụng, nôn.
Xử lý ngộ độc hải sản như thế nào?
– Loại bỏ mọi chất độc ra khỏi cơ thể sớm nhất, tốt hơn hết chúng ta hãy tìm cách để nôn hết các thực phẩm đó ra. Gợi ý: dùng lông gà đã rửa sạch hoặc cũng có thể sử dụng ngón tay rồi cho vào gần cuống họng nhằm tạo phản ứng nôn.
– Uống nhiều trà đường nóng, nước sắc là sim, vỏ măng cụt, núm hoa chuối tiêu, lá ổi… để bù nước và hoà giải chất độc.
– Trường hợp bị ngộ độc từ cá, tôm, sò, ốc: Các bạn sẽ dùng lá 50g tía tô tươi, sắc với 3 chén nước và uống. Ngoài ra, các bạn còn có thể sử dụng rau diếp cá và lá tía tô để sắc uống.
– Nếu là ngộ độc cá nóc: Sử dụng ngọn khoai lang từ 50g đến 60g, 6g muối ăn rồi đem tất cả giã nhuyễn vào nhau, sau đó chắt lấy nước uống.
Làm thế nào phòng tránh ngộ độc hải sản?
– Luôn nấu chín thật kỹ thực phẩm trước khi sử dụng để loại bỏ mọi tác nhân như giun sán, trứng, các loại ấu có trong hải sản.
– Chỉ ăn món ăn mới nấu chín, tránh ăn thực phẩm đã chế biến lâu.
– Tuyệt đối không dùng hải sản chết, hải sản tại khu vực thuỷ triều đỏ.
– Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ. Nếu cho con nhỏ ăn, chỉ cho con ăn một lượng nhỏ để thử trong các bữa ăn đầu. Nguyên nhân là vì trẻ em với hệ tiêu hoá còn non yếu, dễ bị dị ứng, gây ngộ độc hải sản.
– Khi cơ địa chúng ta đã dị ứng với một loại hải sản nào đó thì hãy tránh dùng nó để hạn chế các ảnh hưởng gây ngộ độc cho cơ thể.
– Những loại hải sản có nguy cơ gây ngộ độc rất cao như cá nóc, loài bạch tuộc vòng nhẫn xanh tại râu, sao biển, sam biển… Chúng ta cần tránh xa các loại thực phẩm này do độc tố của chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ trong quá trình đun nấu.
Chữa ngộ độc hải sản bằng thực phẩm.
Mật ong
Mật ong từ lâu đã được rất nhiều người tin dùng không chỉ trong chế biến món ăn, ứng dụng làm đẹp mà nó còn được xem là bí quyết giải độc hiệu quả cho cơ thể. Do đó, các bạn có thể sử dụng nước ấm kết hợp với mật ong sẽ có tác dụng rất tốt để giải độc, giảm ngứa cho cơ thể nhờ vào các loại vitamin trong mật ong.
Chanh
Thành phần trong chanh sẽ giúp tẩy sạch các chất độc trong cơ thể, các bạn có thể dùng nước chanh ấm đối với trường hợp cơ thể bị dị ứng, ngộ độc với hải sản, nhất là tôm.
Gừng
Thành phần gừng có hiệu quả giảm đỏ ngứa cực tốt, đo đó chúng ta có thể dùng một tách trà gừng ấm khi bị ngộ độc.
Tránh ăn thực phẩm nào với hải sản
Trái cây
Cần tránh thói quen ăn trái cây ngay sau khi dùng hải sản vì khi tannin trong trái cây kết hợp cùng thành phần protein và calci trong hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan. Chính thành phần chất này sẽ gây kích thích đường tiêu hóa như tình trạng đau bụng, buồn nôn và nôn mửa. Đó chinh là nguyên nhân gây ngộ độc hải sản.
Thực phẩm giàu vitamin C
Trong các món ăn hải sản như tôm, sò, cua… chứa hàm lượng lớn chất asen pentavenlent. Loại chất này nếu kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C sẽ gây hại cơ thể. Cụ thể là chất asen pentavenlent sẽ lập tức chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí có thể đe doạ tính mạng.
Trà
Thành phần trà có chứa acid tannic dễ dàng kết hợp cùng calci trong hải sản và tạo thành calci không hòa tan.
Thực phẩm có tính hàn
Do hải sản đã có tính hàn nên chúng ta không nên sử dụng chung với những nhóm thực phẩm mang tính hàn khác, sẽ rất dể gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc hải sản. Các loại thực phẩm có tính hàn cần tránh khi ăn với hải sản như rau muống, dưa hấu, dưa chuột, lê, đồ uống có gas hay nước lạnh…
Khi cơ thể bị ngộ độc hải sản, chúng ta cần nhanh chóng xử lý kịp thời nhằm loại bỏ các chất độc ra ngoài một cách sớm nhất và an toàn nhất. Nếu có bất cứ biểu hiện gì nghiêm trọng và bất thường sau khi sử dụng hải sản, chúng ta cần đến ngay bệnh viện để điều trị, giải độc, đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn biết cách chủ động phòng tránh ngộ độc hải sản.
Theo Khoe.online tổng hợp