Hiểu đúng hơn về bệnh viêm phế quản
Tác giả: sites
Viêm phế quản là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm quản nếu không được điều trị cũng như kiểm soát tình trạng bệnh tốt sẽ rất dễ làm bệnh tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm như hiện tượng suy hô hấp, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, tràn khí màng phổi… Vậy bạn biết gì về bệnh viêm phế quản? Có những loại viêm phế quản nào?
Viêm phế quản là gì?
Bệnh viêm phế quản là hiện tượng lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm với các biểu hiện đặc trưng nhất bằng hiện tượng niêm mạc phế quản sưng lên và phù nề. Hơn thế nữa, khi niêm mạc phế quản bị kích thích, các tiết dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn, gây bít tắc phế quản và làm tổn thương lông mao.
Phân loại viêm phế quản
Viêm phế quản cấp tính
Bệnh viêm phế quản cấp tính là tình trạng bệnh lý diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hay cơ thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bệnh.
Viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mãn tính có mức độ nghiêm trọng hơn với nhiều tổn thương kéo dài xuất hiện tại phổi, nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh hút thuốc lá lâu năm hoặc hiện tượng viêm phế quản cấp tính thường xuyên tái đi tái lại mà không có biện pháp điều trị sớm.
Viêm phế quản có triệu chứng gì?
– Trường hợp người bệnh ho ra đờm. Tình trạng đờm có màu trắng trong, xám, xanh, vàng,…
– Cơ thể người bệnh bị sốt và có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi và tức ngực.
– Bệnh nhân khó thở hoặc thở khò khè.
– Nếu bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính thì đối tượng thường gặp là người hút thuốc lá nhiều, cơn viêm phế quản cấp tái lại nhiều lần trong năm. Nếu triệu chứng ho kéo dài trong 1 năm hoặc 2 năm liên tiếp thì thời điểm này bệnh viêm phế quản đã chuyển qua giai đoạn mãn tính và có thể dẫn đến ung thư phổi.
– Nếu đối tượng bị viêm phế quản là trẻ em, trẻ sơ sinh thì do bé chưa thể sử dụng lời nói của mình nên cha mẹ lại càng phải lưu ý các dấu hiệu cho thấy bé bị viêm phế quản sau:
+ Trẻ bị ho và sốt kéo dài từ 2 tuần đến 3 tuần, trẻ thường khó thở hay thở khò khè vào ban đêm, tiếng thở của trẻ ran rít, trẻ bỏ bú và hay gặp tình trạng nôn trớ…
+ Đặc biệt, chúng ta cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi trẻ có các dấu hiệu như sùi bọt mép, trẻ thở khó hay sắc mặt tím tái…
Phòng ngừa viêm phế quản như thế nào?
– Chúng ta cần bảo vệ đường thở của mình nhất là khi đang ở trong môi trường bị ô nhiễm có nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.
– Nếu thời tiết thay đổi lạnh đột ngột, ta cần chủ động có phương pháp giữ ấm cơ thể.
– Tránh lạm dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá và tránh luôn cả các tác nhân có thể gây dị ứng cho cơ thể như lông thú cưng, phấn hoa…
– Cần kịp thời điều trị dứt điểm các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vì chúng là tác nhân gây bệnh viêm phế quản chủ yếu.
– Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng để cơ thể chống lại được mọi bệnh tật.
Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường về hiện tượng viêm phế quản ở bản thân nhằm sớm điều trị và tránh các rủi ro gây ra biến chứng về sau. Cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất cứ các loại thuốc hay phương pháp chữa viêm phế quản nhằm giúp bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh viêm phế quản.
Theo Khoe.online tổng hợp