Ngộ độc sắn nguy hiểm như thế nào?

Tác giả: sites

Sắn là một lại lương thực phổ biến và khá thơm ngon nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nếu không được sơ chế cẩn thận hay vô ý ăn phải vỏ sắn thì rất dễ dẫn tới tình trạng ngộ độc sắn. Đây là một dạng ngộ độc có thể xảy ra với bất kỳ ai và nếu không được cứu trị kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Sau đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phòng ngừa ngộ độc sắn mà bạn nên biết.

1. Ngộ độc sắn là gì?

Ngộ độc sắn xảy ra khi ăn phải vỏ sắn
Ngộ độc sắn xảy ra khi ăn phải vỏ sắn

Sắn hay còn gọi là khoai mỳ có chứa một hàm lượng tinh bột khá cao, cung cấp không chỉ năng lượng mà còn các chất như kali và chất xơ cho cơ thể. Đây là một món ăn khá phổ biến ở làng quê và trên các vùng núi cao. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận trong việc chế biến sắn thì có thể dẫn tới ngộ độc, thường thì ngộ độc sắn là ngộ độc gây ngạt và thiếu oxy lên não. Sắn không được rửa sạch và ngâm kỹ, khi luộc lại luộc cả vỏ thì rất dễ dẫn tới tình trạng ngộ độc này.

2. Nguyên nhân gây ra ngộ độc sắn

Độc tố có trong sắn là một loại glucosid, khi gặp phải men tiêu hóa, axit hay nước thì sẽ bị thủy phân và giải phóng ra axit cyanhydric (HCN). Khoảng 20 gam HCN là đủ để gây ra tình trạng ngộ độc, nếu hấp thu trên 50 gam thì sẽ dẫn tới tử vong. Chất HCN có chủ yếu trong lá, vỏ cây và vỏ của củ sắn nên nếu ăn sắn sống, sắn nướng hay khi luộc chưa chín và ăn cả vỏ thì sẽ bị ngộ độc. Giống sắn ngọt có chứa hàm lượng HCN ít hơn giống sắn đắng nhưng vẫn có thể gây nguy hại tới sức khỏe như thường nếu không được chế biến đúng cách.

3. Triệu chứng của ngộ độc sắn

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc sắn
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc sắn

Sau khi ăn sắn mà nếu bị ngộ độc thì sẽ có dấu hiệu chỉ sau 1-3 giờ, các triệu chứng nhẹ có choáng váng, nóng bừng, ù tai, chóng mặt, tê tay chân, buồn nôn và đau bụng. Khi tình trạng ngộ độc trở nên nặng thì người bệnh sẽ có các biểu hiện như khó thở do chất HCN tác động lên chuỗi tế bào gây thiếu oxy, các cơn co giật cũng xuất hiện. Ngoài ra, người bị ngộ độc còn bị rối loạn nhịp thở, đồng tử giãn, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch và nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới tử vong.

4. Nên làm gì khi bị ngộ độc sắn?

Đến ngay bác sĩ khi bị ngộ độc sắn
Đến ngay bác sĩ khi bị ngộ độc sắn

 Khi bị ngộ độc tốt nhất là nên để người bệnh nôn ra hết rồi cho họ uống nước đường để bổ sung nước và năng lượng trở lại. Nên để người bệnh nằm nghiêng để tránh nuốt phải các chất dịch vào phổi gây khó thở. Tuy nhiên đây chỉ là cách xử lý cho tình trạng ngộ độc sắn nhẹ, khi các triệu chứng đã trở nên nặng thì cần phải đưa người bệnh tới ngay bác sĩ để có sự chuẩn đoán chính xác cũng như chữa trị kịp thời.

5. Phòng ngừa ngộ độc sắn

Chế biến sắn đúng cách để tránh ngộ độc sắn
Chế biến sắn đúng cách để tránh ngộ độc sắn

Để không bị ngộ độc thì bạn cần cẩn thận trong quá trình chế biến sắn, đảm bảo loại bỏ tất cả các độc tố trong loại thực phẩm này. Bạn nên lột sạch lớp vỏ hồng của sắn, ngâm trong nước sạch vài giờ và khi nấu thì cần mở nắp nồi cho chất độc bay ra ngoài. Ban không nên ăn sắn khi đói cũng như nên chấm thêm đường, mật để giảm nguy cơ ngộ độc. Tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi ăn sắn. Khi ăn, nếu thấy sắn đắng thì bạn nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì chất độc càng nhiều.

Ngộ độc sắn là một loại ngộ độc nguy hiểm vì có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách cứu trị kịp thời. Do đó, bạn nên chú ý trong quá trình chế biến loại thực phẩm này, đảm bảo các chất độc đã được loại bỏ và khi nhận thấy các dấu hiệu của việc ngộ độc thì cần tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng đắn nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp