Tìm hiểu nguyên nhân khiến ta hay thiếu máu
Tác giả: huong
Thiếu máu là một trong những biểu hiện sụt giảm lượng hồng cầu trong máu, khiến tình trạng sức khỏe sụt giảm với những biểu hiện da xanh xao, hay hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu, chủ yếu là do chế độ sinh hoạt và ăn uống chưa phù hợp.
- Tìm hiểu triệu chứng tăng tiểu cầu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Cẩn thận với triệu chứng phức tạp của bệnh thiếu máu não
- Những điều bạn nên biết về bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
1. Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không sản sinh đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh, hoặc giảm số lượng huyết sắc tố trong máu dẫn đến tình trạng máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Tình trạng thiếu máu được xác định khi cơ thể người đó có nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với cá nhân khác ở cùng lứa tuổi, giới tính, thể trạng và môi trường sống.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu
Như đã nêu, thiếu máu là do tình trạng sụt giảm lượng hồng cầu trong máu, khiến những tế báo này không có đủ để cung cấp oxy từ phổi lên não và các cơ quan, mô khác trong cơ thể, khiến bộ máy hoạt động trong cơ thể bị rối loạn, trì hoãn và hoạt động không được hiệu quả.
Vậy điều gì khiến tế bào hồng cầu bị sụt giảm? Những nguyên nhân sau đây sẽ lý giải cho nguyên nhân hạn chế sản sinh hồng cầu dẫn đến triệu chứng thiếu máu.
– Do thiết hụt các nguyên tố sắt trong cơ thể, khiến không sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào hồng cầu.
– Cơ thể bị thiếu hụt vitamin, cụ thể là folate và vitamin B12 để sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn. Bên cạnh một số bệnh nhân thiếu máu không có đủ khả năng hấp thu B12.
– Cơ chế thiếu máu mãn tính, do những căn bệnh như ung thư, HIV/AIDS, Crohn, viêm khớp…
– Do triệu chứng thiếu máu bất sản, do suy giảm khả năng tủy xươn sản xuất các loại tế bào của máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
– Triệu chứng thiếu máu tán huyết khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy trước khi thực hiện chức năng của nó. Những căn bệnh về máu, rối loạn miễn dịch… là những lý do khiến thiếu máu tán huyết phát sinh.
– Một số căn bệnh liên quan đến tủy xương như bệnh bạch cầu, loại sản tủy..
– Một số nguyên nhân có thể nhận thấy như mất máu do tai nạn, mới trải qua phẫu thuật, kinh nguyệt kéo dài…
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt không đủ dinh dưỡng, không cung cấp đủ chất sắt để sản sinh ra hồng cầu.
Thiếu máu ở trẻ em sẽ khó nhận biết hơn ở người lớn nhiều. Khi thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, da tái xanh, giảm hoạt động, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ gấp để xác định tình trạng thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu…
3. Những tình trạng thiếu máu thường gặp
Mức độ thiếu máu ở mỗi bệnh nhân có một số khác biệt, và mức độ thiếu máu sẽ được bác sĩ xếp loại dựa trên mức độ thiếu máu, diễn biến, nguyên nhân thiếu máu và đặc điểm hồng cầu. Từ những giải pháp xếp loại này, bác sĩ có thể tiếp cận và điều trị thiếu máu hiệu quả hơn.
– Theo mức độ: Dựa vào giá trị lượng huyết sắc tố
– Theo diễn biến:
- Thiếu máu cấp tính: Xuất hiện nhanh, trong thời gian ngắn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Thiếu máu mãn tính: Xuất hiện chậm, từ từ và tăng dần trong thời gian dài do những căn bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thứ, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy…
– Theo các đặc điểm của hồng cầu của cơ thể mỗi người.
4. Triệu chứng của thiếu máu
Thiếu máu đột ngột hay kéo dài đều thể hiện một số suy giảm rõ rệt về mặt sức khỏe.
– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, chán ăn.
– Thấy tức ngực, khó thở, hồi hộp… đặc biệt là khi vận động mạnh và gắng sức đi lại nhiều.
– Da xanh xao, niêm mạc mờ, móng tay khô, tóc khô, dễ gãy, rụng.
– Thường xuyên nhiễm bệnh do cơ thể yếu, không có sức đề kháng.
Thiếu máu cục bộ cơ tim là hiện tượng máu chảy vào cơ tim giảm, làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch máu mang máu đến tim. Hiện tượng thiếu máu cục bộ này làm cho người bệnh cảm thấy bị đau tức ngực, rất khó chịu. Suy tim…
5. Điều trị
Khi xác định được tình trạng cơ thể thiếu máu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tùy theo tình trạng thiếu máu mà bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp thuốc và chế độ ăn uống khác nhau.
– Truyền máu để bổ sung lượng máu bị thiếu hụt trong cơ thể.
– Sử dụng các lọa thuốc như Corticosteroid ức chế hệ miễn dịch, Erythropoietin giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn…
– Bổ sung dinh dưỡng với những loại thực phẩm có thể cung cấp thêm sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin và các khoáng chất khác nhằm cân bằng tình trạng sản xuất hồng cầu cho máu.
– Chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục, thể thao…
Một lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất giúp bạn phòng tránh nguy cơ thiếu máu hiệu quả.
Theo khoe.online