Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và khả năng điều trị
Tác giả: huong
Hiện nay trên thế giới số người mắc bệnh bạch cầu cấp ngày càng tăng cao. Trong đó bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là nguy hiểm nhất, thường gặp ở người trưởng thành. Đây là một căn bệnh ác tính tại tủy xương với tỷ lệ tử vong rất cao. Hơn nữa tỷ lệ điều trị kéo dài thời gian sống trong 5 năm chỉ 25% trong tổng số các bệnh nhân sau khi tiến hành hóa trị hoặc xạ trị.
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì?
Bệnh bạch cầu cấp là bệnh lý ác tính xảy ra khi sự gia tăng và phát triển đột ngột của các bạch cầu. Chúng lấn át và ức chế hoạt động của mọi hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Bệnh bạch cầu cấp chia thành 2 loại: bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thường gặp ở trẻ em và bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thường gặp ở người lớn. Trong đó bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tái phát rất nhanh và nguy hiểm hơn. Đặc biệt, đối với người già trên 60 tuổi nếu mắc bệnh thì khả năng sống sót sau 5 năm là rất ít.
Theo y khoa, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy xuất phát từ tủy xương. Mà tủy xương lại là nơi sản sinh ra các tế bào máu. Sự gia tăng quá mức các tế bào non dòng tủy khiến số lượng hồng cầu và tiểu cầu ngày càng giảm, làm suy kiệt sức đề kháng của cơ thể.
Biểu hiện của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
– Da xanh xao, tái nhợt do máu thiếu hồng cầu.
– Hơi thở ngắn, thở gấp, khó thở khi hoạt động thể lực.
– Sốt là triệu chứng phổ biến nhất, có thể sốt nhẹ hoặc sốt trên 38 độ C.
– Xuất huyết, phát ban qua da hoặc thường xuyên chảy máu chân răng, phì đại nướu răng.
– Gan trở nên to hơn, lách to, nổi hạch.
– Đặc biệt, đau nhức xương khớp là không tránh khỏi.
Người bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?
1. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính
– Đối với giai đoạn đầu: Người bệnh có thể sống trung bình trong 8 năm (khoảng 98 tháng).
– Ở giai đoạn giữa: Thời gian sống trung bình của bệnh nhân chỉ còn 65 tháng (tức 5.5 năm).
– Giai đoạn cuối: 4 năm (42 tháng) là thời gian sống sót cuối cùng của bệnh nhân nếu phát hiện ở giai đoạn cuối.
2. Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính
Đây là trường hợp có mức độ nguy hiểm nhất, lại thường gặp nhất ở người trưởng thành. Theo thống kê, nếu phát hiện sớm thì thời gian sống trung bình trong 5 năm chỉ chiếm tỷ lệ 20 – 40%. Người cao tuổi (>60 tuổi) nếu mắc bệnh này thì tiên lượng còn kém hơn nữa.
Phương pháp nào điều trị tối ưu?
Hiện nay, y học có 3 phương pháp điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy.
1. Điều trị hỗ trợ
Nguyên tắc điều trị của phương pháp này là chỉ áp dụng cho đối tượng có tình trạng bệnh phát triển chậm hoặc bệnh nhân có nhiều bệnh kết hợp. Quá trình điều trị kết hợp chặt chẽ chăm sóc với việc điều trị các triệu chứng. Có thể điều trị từng phần như giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, khắc phục chứng thiếu máu.
2. Điều trị hóa trị liệu liều thấp
Nguyên tắc điều trị là để kéo dài sự sống cho người bệnh có thể lực yếu với mức độ độc tính thấp hơn phương pháp hóa trị khác. Bác sĩ sẽ điều trị theo phác đồ khi sử dụng phối hợp các hóa chất đường uống. Khả năng khỏi bệnh được thống kê khoảng 32 – 35% khi dùng cytarabine liều thấp. Hiệu quả khoảng 40% khi dùng decitabine.
3. Hóa trị liệu liều chuẩn
Với phương pháp này, hiệu quả giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi là như nhau. Nhưng ở người cao tuổi thì độc tính lại cao hơn ở trong và ngoài tủy xương. Tỷ lệ sống lâu dài sau điều trị ở người lớn tuổi chỉ đạt 10 – 15%.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể phần nào hiểu rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh bạch cầu cấp dòng tủy quái ác. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào còn phải tùy vào tình trạng bệnh cũng như thể lực bệnh nhân. Mọi phương pháp điều trị đều rất tốn kém, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nguyện vọng của người bệnh cũng như gia đình.
Theo Khoe.online tổng hợp