Tìm hiểu triệu chứng tăng tiểu cầu, nguyên nhân và cách chữa trị

Tác giả: huong

Tăng tiểu cầu trong máu là tình trạng rối loạn sản xuất tiểu cầu (Thrombocytes) của cơ thể. Triệu chứng tăng tiểu cầu trong máu thường gây ra những biểu hiện sức khỏe như nhức đầu, hay hoa mắt, chóng mặt, thường ngất xỉu… Tuy có thể chữa trị thông quá các liệu trình thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn, song nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra những tổn thương sức khỏe lâu dài.

tăng tiểu cầu

1. Tăng tiểu cầu là triệu chứng gì?

Tiểu cầu là một dạng tế bào máu có chức năng cầm máu và làm máu vón cục khi bị thương, nhằm ngăn chặn nguy cơ mất máu của cơ thể. Là một tế bào không nhân, thực chất tiểu cầu là những mảnh vỡ tế bào từ các tế bào nhân khổng lồ được sản sinh ra từ tủy xương.

Tăng tiểu cầu là tình trạng lượng máu trong cơ thể có hàm lượng tiểu cầu vượt trên mức bình thường, do các tế bào bị lỗi trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Thông thường cơ thể người sẽ có 150,000 – 450,000 tiểu cầu/1 microlit máu, nhưng nếu vượt quá mức này, cơ thể người có thể đang ở tình trạng tăng tiểu cầu.

Có 2 dạng triệu chứng tăng tiểu cầu là nguyên phát và thứ phát:

– Tăng tiểu cầu nguyên phát là do sự bất thường của những tế bào gốc trong xương, khiến việc sản sinh ra nhiều tiểu cầu hơn thông thường.

– Tăng tiểu cầu thứ phát là do những nguyên nhân nghiêm trọng như ung thư, thiếu máu, nhiễm trùng máu hoặc vừa trải qua một đợt phẫu thuật cắt bỏ lá lách, sử dụng một số loại thuốc đặc biệt.

Bệnh bạch cầu có thể chữa khỏi bằng phương pháp nào?

Bệnh bạch cầu mãn tính thường phát triển chậm, thế nhưng bệnh bạch cầu cấp tính lại có tốc độ lây lan rất nhanh, trong 6 tuần phát bệnh nếu không được chữa trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Để điều trị…

2. Nguyên nhân và triệu chứng của tăng tiểu cầu

– Nguyên nhân tăng tiểu cầu

  • Tủy xương là lớp mô xốp bên trong xương, trong tủy xương chứa các tế bào gốc có khả năng làm tăng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Như đã đề cập, khi tiểu cầu đi qua các mạch máu và dính lại với nhau để kìm hãm sự tuôn ra của máu (cầm máu) tránh làm tổn thương mạch máu.
  • Tăng tiểu cầu xảy ra do sự rối loạn của tủy xương, sản xuất quá nhiều tiểu cầu và đưa quá nhiều tiểu cầu vào máu.
  • Những nguyên nhân di truyền, mất máu, thiếu sắt… cũng là lý do thúc đẩy tiểu cầu trong máu tăng.
  • Nguy hiểm hơn, tiểu cầu còn là nguyên nhân của những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư máu, viêm khớp, bệnh celilac, viêm tụt, viêm ruột, suy thận mãn tính…
  • Những trường hợp cắt lá lách luôn khiến cơ thể tăng tiểu cầu đến suốt đời.

tăng tiểu cầu

– Những triệu chứng của tình trạng tăng tiểu cầu

  • Những biểu hiện của triệu chứng tăng tiểu cầu thường rất khó nhận biết. Sau một thời gian phát bệnh, những biểu hiện sau sẽ xuất hiện rõ rệt hơn:
  • Thường nhức đầu, hay hoa mắt, chóng mặt.
  • Cảm thấy đau, tức ngực, khó thở thường xuyên.
  • Ngất xỉu đột ngột và tái diễn nhiều lần.
  • Tầm nhìn bị hạn chế trong một khoảng thời gian, cảm thấy mắt kém.
  • Hay có cảm giác tê ngứa lòng bàn tay, chân.
Viêm cầu thận - Cách nhận biết và điều trị

Viêm cầu thận là một căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm của các tiểu cầu thận cũng như những mạch máu trong thận. Căn bệnh này khiến cho thận không thể thực hiện được chức năng của mình và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức…

3. Chuẩn đoán tăng tiểu cầu và điều trị

Việc chủ động phát hiện triệu chứng tăng tiểu cầu thường khá khó khăn, do vậy cần áp dụng những biện pháp xét nghiệm và chuẩn đoán nhiều lần để có thể xác định khả năng tăng tiểu cầu máu thật sự.

– Xét nghiệm chuẩn đoán tăng tiểu cầu

Hình thức chính là xét nghiệm máu, kiểm tra tình trạng tiểu cầu, chọc hút và sinh thiết tủy xương nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Những trường hợp tăng tiểu cầu tạm thời cũng sẽ được bác sĩ tư vấn bệnh nhân kiểm tra nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau, để có thể xác định nguyên nhân bệnh và đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.

– Điều trị

Với tình trạng tăng tiểu cầu nguyên phát có thể không cần dùng đến liệu pháp điều trị cụ thể, chỉ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn.

Nếu nguyên nhân tăng tiểu cầu thứ phát nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn những giải pháp chữa trị tốt nhất.

Tăng tiểu cầu là một triệu chứng bệnh đặc biệt, có nhiều nguyên nhân xảy ra. Do vậy khi phát hiện tình trạng tăng tiểu cầu trong máu, bệnh nhân cần lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp, không nên lơ là và để tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Theo khoe.online tổng hợp