Ung thư bạch cầu: Nguyên nhân và triệu chứng
Tác giả: sites
Ung thư bạch cầu thường ít có triệu chứng vào thời kỳ đầu nên rất dễ khiến bệnh nhân không quan tâm đúng về tình trang sức khỏe của mình. Đây là bệnh ung thư từ tủy xương và gây các tác động rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị bệnh ung thư bạch cầu qua bài viết này nhé!
- Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và khả năng điều trị
- Bệnh bạch cầu có thể chữa khỏi bằng phương pháp nào?
- Tìm hiểu triệu chứng tăng tiểu cầu, nguyên nhân và cách chữa trị
Ung thư bạch cầu có nguyên nhân là gì?
– Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ các bệnh bạch cầu như bệnh bạch cầu lympho cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp tính thường gặp ở người lớn, bệnh bạch cầu lympho mãn tính cũng rất dễ bắt gặp ở người lớn và bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính ít có triệu chứng hơn vào thời kỳ bệnh tiến triển.
– Bệnh nhân từng áp dụng phương pháp xạ trị, hóa trị để điều trị các bệnh ung thư khác.
– Người bị ảnh hường từ các rối loạn di truyền như bệnh Down…
– Bệnh nhân bị rối loạn máu như hội chứng myelodysplastic.
– Người tiếp xúc với các bức xạ cao, hóa chất như benzen có trong xăng dầu, hoạt động sản xuất công nghiệp.
– Đối tượng người hay hút thuốc thường xuyên.
– Nếu trong gia đình chúng ta đã từng có người bị ung thư bạch cầu thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ bị ung thư này. Chính vì thể, nhóm đối đường người có nguy cơ này cần hết sức lưu ý để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
– Người tiếp xúc với nguồn phóng xạ như bom nguyên tử, từ tai nạn nổ lò nguyên tử.
– Người bị ung thư trước đây từng sử dụng dược phẩm trị bệnh.
Ngay từ tên gọi là ta đã có thể hình dung được hình dạng của hồng cầu. Tuy nhiên nếu hông cầu không còn là hồng cầu. Thí dụ như bệnh hồng cầu hình liềm thì có nguy hiểm không? Tìm hiểu nguyên nhân khiến ta hay thiếu máu Tìm…
Triệu chứng của ung thư bạch cầu?
Phụ thuộc vào số lượng bạch cầu trong máu và khu vực tập trung của các bạch cầu ác tính, người bị ung thư bạch cầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu gồm có:
– Bệnh nhân bị sốt, ra mồ hôi nhiều về đêm.
– Cơ thể luôn mệt mỏi, khó thở, nhứt đầu do thiếu máu.
– Sụt cân, hệ miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường do số lượng bạch cầu giảm.
– Thiếu tiểu cầu gây xuất huyết và dễ bị bầm tím khi cơ thể có thương tích dù nặng hay nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng dễ bị chảy máu nướu răng
– Đau nhứt xương, khớp
– Trường hợp ung thư bạch cầu lan đến hạch bạch huyết sẽ sưng vùng cổ, nách và háng.
– Bụng chướng, gan và lách sưng dẫn đến biếng ăn.
Các phương pháp điều trị ung thư bạch cầu
– Hóa trị: Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống hoặc chích các dược phẩm vào cơ thể nhằm diệt trừ mọi tế bào gây ung thư, phương pháp này được áp dụng điều trị vô cùng phổ biến. Nhược điểm của cách điều trị này là gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa, rụng tóc, biếng ăn, lở miệng, kinh nguyện bị ảnh hưởng…
– Xạ trị: Phương pháp này được áp dụng nhằm đưa tia phóng xạ vào khu vực có nhiều bạch cầu tập trung và tiêu diệt chúng. Nhược điểm của cách điều trị này là để lại một vài tác dụng phụ như đau rát khu vực da nhận tia phóng xạ.
– Sinh trị liệu: Bác sĩ sẽ dùng các kháng thể để phá hủy tế bào gây ung thư.
– Ghép tế bào gốc: Nhằm tái tạo tế bào máu và nâng cao sức đề kháng, miễn dịch của bệnh nhân. Các tế bào gốc này có thể từ tủy xương của người khỏe mạnh hoặc từ máu, cuống rốn thai nhi. Trường hợp của bệnh ung thư bạch cầu thì các tế bào gốc của tủy trở nên nguy hiểm với cơ thể vì chúng sản sinh ra các bạch cầu non yếu, độc và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tế bào bình thường. Ngoài ra, chúng còn có khả năng gây nhiều rối loạn khác cho bệnh nhân. Do đó, bác sĩ có thể sử dụng nhiều hóa chất hay các chất phóng xạ để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh này.
Tăng tiểu cầu trong máu là tình trạng rối loạn sản xuất tiểu cầu (Thrombocytes) của cơ thể. Triệu chứng tăng tiểu cầu trong máu thường gây ra những biểu hiện sức khỏe như nhức đầu, hay hoa mắt, chóng mặt, thường ngất xỉu... Tuy có thể chữa trị thông…
Ung thư bạch cầu chẩn đoán như thế nào?
Bệnh nhân có thể được chỉ định phải thực hiện một số phương pháp như chụp X-quang, thực hiện các xét nghiệm máu, chụp kiểm tra chức năng hoạt động của gan, thận, tủy xương, nước tủy để đảm bảo gan và lá lách, hạch có bị sưng hay không. Nhờ các cách chẩn đoán này, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh của bệnh nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
Cách phòng ngừa ung thư bạch cầu
– Không hút thuốc lá và người xung quanh phải tránh môi trường có người đang hút thuốc để không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc.
– Tránh lạm dụng chất có cồn như rượu, bia…
– Khẩu phần ăn uống phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt phải luôn duy trì nguồn rau xanh, các loại củ, quả, trái cây hợp vệ sinh để cơ thể tạo ra sức đề kháng mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh ung thư.
– Tăng cường rèn luyện thể lực từ các hoạt động thể thao nhẹ nhàng hàng ngày.
– Tránh đến những khu vực bị ô nhiễm, nhất là nơi có nhiều chất phóng xạ, chất gây hại khác nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro gây bệnh ung thư bạch cầu.
– Cần đi khám bác sĩ định kỳ để chủ động phòng chống không chỉ bệnh ung thư này mà còn rất nhiều loại bệnh tiềm ẩn khác.
Ung thư bạch cầu cần được phát hiện sớm để phát huy hiệu quả điều trị an toàn cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường có liên quan đến bệnh ung thư này ta cần nhanh chóng đi khám, tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh ung thư bạch cầu và có cách phòng ngừa bệnh tốt nhất cho bản thân và gia đình mình.
Theo Khoe.online tổng hợp