Ung thư đường mật có nguy hiểm không?
Tác giả: sites
Ung thư đường mật ở nước ta luôn chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Vào thời kỳ đầu tiên của bệnh, các biểu hiện thường rất kín đáo nên dễ khiến chúng ta thờ ơ với chính bệnh tình của mình. Đến thời điểm phát hiện bệnh thì lúc này bệnh đã có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Vậy bạn biết gì về bệnh ung thư đường mật? Các triệu chứng, cách thức điều trị căn bệnh này? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Bệnh viêm đại tràng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe
- Ung thư túi mật là gì? Biểu hiện và phương pháp điều trị
Ung thư đường mật có triệu chứng gì?
– Vàng da: do các khối u làm tắc nghẽn đường mật, làm mật trào vào xoang gan, tiếp tục vào máu và đọng lại tại da.
– Vàng mắt nhất là ở củng mạc mắt.
– Cơ thể bệnh nhân cảm thấy ngứa toàn thân do acid mật đọng trên da, ngứa nhiều nhất khi về đêm.
– Nước tiểu sậm, phân bạc màu.
– Do ảnh hưởng của việc biếng ăn, chướng bụng do dịch mật không bài tiết xuống ruột, điều này làm bệnh nhân sụt cân.
– Do biến chứng tắc mật làm người bệnh bị đau bụng vùng gan.
– Gan to do ứ mật.
– Đau vùng bẹn bên phải dưới bờ sườn.
Nguyên nhân nào gây ung thư đường mật?
– Bệnh ung thư đường mật có xu hướng xảy ra ở nhóm đối tượng người trên 65 tuổi, không phân biệt giới tính. Bệnh xảy ra với tỉ lệ rất thấp và ít phổ biến hơn các bệnh khác.
– Bệnh nhân từng nhiễm giun, sán lá gan, nhiễm vi khuẩn.
– Từng bị viêm loét đại tràng, viêm xơ đường mật nguyên phát, bị kích ứng đường mật mạn tính
– Ung thư đường mật xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Hầu hết các bệnh nhân đều trên 65 tuổi.
– Bệnh có dấu hiệu gắn liền với bệnh viêm gan, xơ gan, tiểu đường.
– Lạm dụng các chất có cồn, chất kích thích như rượu, bia…
– Do cơ thể người bệnh bị nhiễm độc hay bị rối loạn chuyển hóa.
– Trường hợp bệnh nhân bị ung thư đường mật trong gan hay trong rốn gan mà bác sĩ không thể điều trị bằng cách loại bỏ khối u thì sẽ áp dụng phương pháp ghép gan. Tuy nhiên, nhược điểm của cách điều trị này là đòi hỏi tay nghề, thiết bị hiện đại, giá thành cao, đặc biệt là phải có người hiến tạng.
– Ngoài các phương pháp vừa được trình bày, thì còn có phương pháp dẫn lưu và đặt stent đường mật.
Gan là một đặc tạng lớn nhất trong cơ thể, giữ vai trò như một "nhà máy" tổng hợp, lọc và đào thải các chất độc hại. Một khi cơ quan này "không khỏe" thì sẽ kéo theo hàng loạt các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính…
Có những loại ung thư đường mật nào?
Đây là bệnh lý ác tính của hệ thống đường mật, có 3 nhóm ung thư đường mật đáng chú ý như:
– Ung thư đường mật vùng trong gan: Loại này rất ít khi bắt gặp.
– Ung thư vùng rốn gan: Đây là loại phổ biến nhất.
– Ung thư vùng ngoài gan.
Các loại ung thư đường mật vừa được trình bày ở trên sẽ khác nhau về tiên lượng và hướng điều trị.
Ung thư đường mật điều trị bằng cách nào?
Tùy theo tình trạng bệnh tình của người bệnh vào thời điểm phát hiện, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể là phẫu thuật cắt bỏ khối u, hóa trị, xạ trị, ghép gan hoặc điều trị giảm đau nhằm tiêu diệt các khối ung thư. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định cắt bỏ toàn bộ gan và ghép gan trong trường hợp khối u đã phát triển lớn.
– Phương pháp hóa trị và xạ trị dùng để giảm nguy cơ ung thư tái phát sau khi đã áp dụng việc phẫu thuật.
– Ưu điểm của cách điều trị hóa trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân bị quá chỉ định phẫu thuật.
– Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội soi kèm đặt giá đỡ trong trường hợp không thể cắt bỏ được khối u gây bệnh
– Cách chiếu tia Laser nội soi cùng việc sử dụng thuốc hóa trị cũng được sử dụng khi người bệnh bị tắc nghẽn đường mật.
Ung thư đường mật phòng ngừa như thế nào?
Căn bệnh ung thư này cần được chúng ta quan tâm và phòng ngừa hiệu quả ngay từ khi cơ thể còn đang khỏe mạnh. Chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế đến mức thấp nhất mọi rủi ro về bệnh:
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá từ người đang hút. Khói thuốc lá có sức tàn phá sức khỏe con người một cách nghiêm trọng, không chỉ gây bệnh ung thư đường mật mà còn rất nhiều bệnh tật khác.
– Tránh lạm dụng rượu, bia…
– Lao động, học tập vừa phải kết hợp rèn luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe có khả năng chống chọi mọi tác nhân gây bệnh.
– Đảm bảo khẩu phần ăn uống dinh dưỡng, vệ sinh, ưu tiên bổ sung nhiều rau, củ, quả…
– Khi cơ thể có các bệnh như viêm gan, xơ gan, tiểu đường hay bị nhiễm ký sinh trùng thì cần phải chú ý điều trị triệt để nhằm tránh các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư đường mật.
Quá trình điều trị ung thư đường mật còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh là sớm hay muộn do bệnh tiến triển khá âm thầm ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có kiến thức về bệnh để có thể nhận biết các triệu chứng đầu tiên của nó. Trong quá trình điều trị, chúng ta cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị phẫu thuật, dùng thuốc nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu nhiều hơn về bệnh ung thư đường mật để có cách phòng ngừa.
Theo Khoe.online tổng hợp