Bệnh bạch cầu có thể chữa khỏi bằng phương pháp nào?
Tác giả: huong
Bệnh bạch cầu mãn tính thường phát triển chậm, thế nhưng bệnh bạch cầu cấp tính lại có tốc độ lây lan rất nhanh, trong 6 tuần phát bệnh nếu không được chữa trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Để điều trị bệnh lý này, y học đã áp dụng những phương pháp nào? Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
- Bệnh Thalassemia – Nguyên nhân và cách điều trị
- Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa
- Ung thư bạch cầu: Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu là hiện tượng các số lượng tế bào máu trắng gia tăng bất thường. Số lượng đông đảo các tế bào máu trắng chưa trưởng thành trọn vẹn gây “áp đảo” tới hồng cầu và tiểu cầu. Từ đó gây nên hàng loạt các triệu chứng bất lợi cho người bệnh.
Thông thường, bệnh bạch cầu được chia làm 2 loại: bệnh bạch cầu mãn tính (kinh niên) và bệnh bạch cầu cấp tính.
– Bệnh bạch cầu kinh niên: Đa số trong giai đoạn đầu, người bệnh không gặp bất kỳ triệu chứng nào, tốc độ phát triển chậm.
– Bệnh bạch cầu cấp tính: Trong cơ thể các bạch cầu bất thường đột ngột tăng lên nhanh chóng. Đây là nguyên nhân dễ dẫn đến ung thư và có thể gây tử vong sau 6 tuần nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay, y học vẫn chưa thực sự tìm rõ nguyên nhân chính xác gây nên các rối loạn về máu, trong đó có bệnh bạch cầu. Người ta chỉ có thể liệt kê một số lý do thường gặp như yếu tố di truyền, siêu vi hoặc hóa chất độc hại. Trên thực tế, một số người thường tiếp xúc với hóa chất công nghiệp hoặc làm việc ở những nơi với bức xạ mạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tăng tiểu cầu trong máu là tình trạng rối loạn sản xuất tiểu cầu (Thrombocytes) của cơ thể. Triệu chứng tăng tiểu cầu trong máu thường gây ra những biểu hiện sức khỏe như nhức đầu, hay hoa mắt, chóng mặt, thường ngất xỉu... Tuy có thể chữa trị thông…
Triệu chứng bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu gây nên nhiều triệu chứng đa dạng và phức tạp. Do đó, người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
– Cơ thể thiếu hồng cầu nên da dẻ xanh xao hoặc bầm xanh nhiều chổ.
– Người mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân.
– Chảy máu nướu răng, chảy máu mũi do thiếu tiểu cầu.
– Đau đầu, sốt lạnh, đổ mồ hôi đêm
– Đau nhức xương khớp do sức công phá trong tủy.
– Nổi hạch ở cổ hoặc ở nách.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu
1. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp phổ biến nhất dùng để điều trị các bệnh về ung thư, trong đó có bệnh bạch cầu. Thuốc kháng sinh được đưa vào cơ thể dưới hình thức tiêm hoặc uống để tiêu diệt các bạch cầu khiếm khuyết.
Đối với thuốc dạng tiêm, bác sĩ sẽ thực hiện như thế nào?
– Tiêm trực tiếp vào mạch.
– Tiêm thuốc vào ống mỏng và dẻo đặt tại tĩnh mạch lớn. Bệnh nhân giảm được số lần tiêm cũng như không đau đớn.
– Tiêm vào tủy sống (hóa trị nội tủy mạc): Bác sĩ tiêm thuốc trực tiếp vào dịch não tủy sống. Chỉ có bằng cách này, thuốc mới có thể đến trực tiếp tế bào trong não và tủy sống.
Hiện nay trên thế giới số người mắc bệnh bạch cầu cấp ngày càng tăng cao. Trong đó bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là nguy hiểm nhất, thường gặp ở người trưởng thành. Đây là một căn bệnh ác tính tại tủy xương với tỷ lệ tử vong rất cao. Hơn…
2. Xạ trị
Sử dụng các tia với cường độ bức xạ cao, năng lượng lớn tiêu diệt các tế bào ung thư gây hại được gọi là xạ trị. Nơi nào tập trung nhiều bạch cầu khiếm khuyết sẽ được tia bức xạ chiếu đến nơi đó để tiêu diệt tận gốc. Có thể là não hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
3. Cấy ghép tế bào gốc
Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh nhân đã thực hiện hóa trị hoặc xạ trị rồi. Khi đó, các tế bào máu bình thường và tế bào bạch cầu khiếm khuyết đã được tiêu diệt hết trong tủy xương. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép tế bào gốc khỏe mạnh cho bệnh nhân. Thời gian điều trị mất khoảng 1 – 2 tuần. Bệnh nhân chỉ được xuất viện khi các tế bào gốc ấy sản xuất đủ lượng bạch cầu mới cho cơ thể
Việc điều trị bệnh bạch cầu rất phức tạp và tốn kém. Do đó, ngay từ bây giờ nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám.
Theo Khoe.online tổng hợp