Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa
Tác giả: sites
Bệnh xuất huyết giảm tiều cầu được xem là căn bệnh nan y vô cùng phức tạp và khó chữa trị. Nếu như không có kiến thức và sự hiểu biết không chính xác về bệnh này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân. Vậy bạn biết gì về bệnh này? Các triệu trứng, lộ trình điều trị và cách chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
– Hiện tượng giảm tiểu cầu do kháng thể đồng chủng: xuất phát từ nguyên nhân truyền máu khác nhóm tiểu cầu và nhóm tiểu cầu giữa mẹ và con có sự bất đồng.
– Do cơ thể bị các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh nhiễm ký sinh trùng nhất là bệnh sốt rét, do nhiễm siêu vi trùng trong các bệnh sốt xuất huyết, sởi, cúm, quai bị hay viêm gan siêu vi, lupus ban đỏ… làm cơ thể bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
– Do cơ thể tiêm phòng các loại vắc xin sau khi rối loạn hoocmon.
– Do các bệnh như xơ gan, men gan cao, khô tủy, suy tủy, suy thận, ung thư tủy, ung thư máu, ung thư vòm họng, ung thư xương…
– Do cơ thể bị đột biến gen.
– Các nguyên nhân như tuỷ xương sản xuất tiểu cầu bình thường, biểu hiện mẫu tiểu cầu kháng sinh, mặt khác đời sống tiểu cầu lại ngắn do phá huỷ ở ngoại vi, điển hình là các kháng thể kháng tiểu cầu.
Triệu chứng thường gặp
– Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra ở mọi đối tượng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, dễ bắt gặp nhất là trẻ em và người trẻ tuổi. Ở phái nữ bị bệnh nhiễm tiểu cầu nhiều hơn phái nam.
– Bệnh nhân khi bị bệnh giảm tiểu cầu thì triệu chứng rõ ràng nhất của họ chính là hội chứng chảy máu, nhất là vùng da và niêm mạc. Trường hợp người bệnh bị chảy máu dưới da, vùng dưới da của họ sẽ xuất hiện các nốt chấm hoặc mảng bầm máu. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như chảy máu mũi và lợi chân răng.
– Trường hợp bị bệnh giảm tiểu cầu nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết não, màng não, xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết phổi, tiết niệu, sinh dục như hiện tượng đa kinh và rong kinh. Bệnh nhân sau khi bị xuất huyết, họ cũng bị thiếu máu với lượng máu tương ứng với mức độ chảy máu. Qua những xét nghiệm cho thấy rằng bộ phận như gan, lá lách và hạch không to.
Phương pháp điều trị
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa đang công tác tại bệnh viện đa khoa Đống Đa thì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn hiện nay được xác định nguyên nhân là do tiểu cầu ở máu ngoại vi đã bị phá huỷ quá nhiều do cơ thể con người miễn dịch và sinh kháng thể kháng tiểu cầu.
Nguyên tắc điều trị: Điều trị thuốc có khả năng ức chế miễn dịch hoặc giảm miễn dịch ở bệnh nhân. Do đây là bệnh tự miễn nên việc điều trị khỏi là rất khó. Mặt khác, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn lại có tiên lượng tốt ngay lúc chưa có điều trị đặc hiệu. Trong khoảng 3 tháng, nhất là khoảng 8 tuần đã có khoảng 75% các bệnh nhân khỏi bệnh. Trong khoảng thời gian từ 9 tháng đến 12 tháng sau khi lành, có tỉ lệ rất cao số lượng người bệnh có khả năng hồi phục được lượng tiểu cầu bình thường và cũng ít khi tái phát. Thực ra, kết quả điều trị còn phụ thuộc vào đáp ứng của người bệnh. Khi cơ thể bệnh nhân không đáp ứng với corticoids liều thấp, chúng ta có thể sử dụng Methylprednisolone liều cao, rồi tiếp tục dùng prednisolone và uống giảm liều dần.
Còn đối với trường hợp giảm tiểu cầu đã kéo dài trên 1 năm hay trường hợp không đáp ứng với corticoids, chúng ta có thể áp dụng cắt lách chỉ. Ước tính chỉ khoảng 2% tiến triển kinh niên, đồng thời cơ thể bị trơ với mọi phương pháp điều trị. Đối với các trường hợp kinh niên này, việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch sẽ có cải thiện. Chúng ta cần tuân thủ mọi sự chỉ định của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc hay bất cứ phương pháp điều trị xuất huyết tiểu cầu.
Phòng ngừa bệnh
– Hạn chế dùng dụng cụ có các đầu, bề mặt sắc nhọn, cụ thể như dao, kéo, tua vít… Các bạn tốt hơn hết cần dùng găng tay khi có ý định sử dụng chúng nhằm hạn chế tất cả rủi ro gây thương tích cho bản thân.
– Tránh dùng cả những vật dụng có bề mặt sắc cạnh, sản phẩm nội thất cồng kềnh, ngay cả khi sàn nhà trơn cũng góp phần làm nên các nguy cơ cho các va chạm của chúng ta và dễ dẫn đến bầm tím cơ thể.
Chăm sóc người bị xuất huyết giảm tiểu cầu
– Cần thay thế chỉ nha khoa hay các tăm xỉa răng hàng ngày bằng phương pháp nhẹ nhàng hơn như dùng nước súc miệng. Theo các chuyên gia y tế cho rằng, khi chúng ta sử dụng nước súc miệng sẽ có khả năng mang lại hiệu quả như khi ta dùng chỉ nha khoa nhằm loại bỏ sự tích tụ cao răng và vi khuẩn có trong thực phẩm bị dính vào răng. Hiệu quả của việc dùng nước súc miệng còn giúp hạn chế nguy cơ bị chảy máu nướu răng. Cần chủ động hỏi thăm ý kiến bác sĩ khi chúng ta muốn sử dụng bất kỳ thủ tục nha khoa xâm lấn chẳng hạn như nhổ răng.
– Loại bỏ mọi hành vi cắn móng tay, ăn mía, gặm xương hay ăn các vật cứng có khả năng làm trầy xước nướu răng để đảm bảo cho cơ thể không bị chảy máu nướu chân răng.
Khi cơ thể bị xuất huyết tiểu cầu, chúng ta cần tuân theo lối sống lành mạnh, tránh mọi tác nhân có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc hay bất cứ mẹo dân gian chữa trị hiện tượng xuất huyết tiểu cầu nhằm giúp đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
Theo Khoe.online tổng hợp