Bệnh Thalassemia và những điều có thể bạn chưa biết
Tác giả: sites
Bệnh Thalassemia hay còn được gọi là bệnh thiếu máu miền biển là một căn bệnh liên quan tới di truyền gây ra nhiều rối loạn nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu không phát hiện sớm cũng như có cách điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, nhất là khi phát sinh ở trẻ nhỏ trong thời kỳ phát triển. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần biết về bệnh Thalassemia, nguyên nhân cũng như các điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.
- Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em với thực đơn hằng ngày
- Nhiễm trùng máu ở trẻ em và những nguy hiểm đến tính mạng
- Cẩn thận với triệu chứng phức tạp của bệnh thiếu máu não
1. Thalassemia là bệnh gì ?
Thalassemia là bệnh lý thiếu máu di truyền thường gặp ở các nước Đông Nam Á và Địa Trung Hải làm giảm sản xuất hoặc tạo ra huyết sắc tố bất thường. Bệnh Thalassemia khiến cho các rối loạn làm phá hủy hồng cầu, gây thiếu máu và thiếu oxy trong cơ thể. Đây là một căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh là như nhau ở cả nam và nữ.
2. Nguyên nhân gây bệnh Thalassemia
Căn bệnh này là do sự thiếu hụt tổng hợp chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu, cũng vì vậy mà hồng cầu của bệnh nhân thường không bền và bị phá hủy sớm. Bệnh Thalassemia gây ra tình trạng thiếu máu và ứ sắt, nếu chỉ là thể nhẹ thì có khi không cần điều trị nhưng nếu nặng thì người bệnh cần có sự truyền máu thường xuyên để duy trì hoạt động cho cơ thể. Những bậc cha mẹ có bệnh Thalassemia thì có nguy cơ cao là sinh con cũng sẽ mắc căn bệnh này.
Thiếu máu không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể chữa lành nếu biết áp dụng các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường cung cấp chất sắt cho cơ thể để…
3. Triệu chứng của bệnh Thalassemia
Có thể chia bệnh Thalassemia thành ba dạng tùy theo mức độ của bệnh như sau:
Thể nhẹ: người bệnh chỉ mang gen bệnh chứ không có biểu hiện ra ngoài, đôi khi chỉ bị thiếu máu nhẹ.
Thể trung gian: chuỗi globin bị giảm dẫn tới tình trạng thiếu máu nhẹ hay trung bình. Những trẻ nhỏ mắc bệnh Thalassemia thường cho thấy dấu hiệu thiếu máu từ giai đoạn 3-6 tuổi.
Thể nặng: người bệnh bị thiếu máu nặng và thường sẽ biểu hiện từ khi còn nhỏ, chỉ trong 5-6 tháng tuổi là sẽ thấy dấu hiệu thiếu máu này. Ngoài ra, còn có những triệu chứng như vàng da, gan lách to, xương chẩm với xương trán dồ ra, xương hàm trên nhô còn mũi thì tẹt. Không chỉ vậy, bệnh Thalassemia thể nặng còn ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ nhỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng thì thì trẻ vừa sinh có thể tử vong do thiếu máu và suy tim thai.
4. Phương pháp điều trị bệnh Thalassemia
Với những người bệnh thể nhẹ thì không cần lo lắng vì căn bệnh này không gây ra những ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, với thể trung gian và nặng thì khác, người bệnh cần được theo dõi tình hình sức khỏe để nếu có tình trạng huyết sắc tố giảm thì cần truyền máu ngay. Những người bị thể nặng thì còn cần có các phương pháp thải sắt vì tình trạng ứ sắt sẽ ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận như tim, phổi, nội tạng… Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cũng như chữa trị chính xác và hiệu quả.
Thiếu máu cục bộ cơ tim là hiện tượng máu chảy vào cơ tim giảm, làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch máu mang máu đến tim. Hiện tượng thiếu máu cục bộ này làm cho người bệnh cảm thấy bị đau tức ngực, rất khó chịu. Suy tim…
5. Cách phòng ngừa bệnh Thalassemia
Bạn nên tới bác sĩ để được chuẩn đoán xem có gen đột biến gây bệnh hay không, nhất là những cặp vợ chống bị thể nhẹ thì có nguy cơ sinh con mắc bệnh là tới 25%. Những đứa trẻ bị Thalassemia nặng thì cần phải có sự theo dõi cũng như điều trị suốt đời, vì vậy trước khi mang thai, người mẹ cũng nên xét nghiệm để chắc chắn mình không bị bệnh Thalassemia.
Bệnh Thalassemia là một căn bệnh di truyền phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, những người bệnh nặng cần có sự chăm sóc suốt đời cũng như truyền máu thường xuyên để các chức năng trong cở thể có thể hoạt động bình thường. Do đó không chỉ cần phải phòng bệnh mà nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh thì nên tới ngay bác sĩ để được điều trị đúng đắn nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp