Chỉ số đường huyết – Những điều cần lưu ý

Tác giả: sites

Chỉ số đường huyết là một chỉ số chỉ lượng đường trong máu, đây là một vấn đề quan trọng liên quan tới sức khỏe của con người. Những người bị bệnh tiểu đường cần theo dõi chỉ số đường huyết để kiểm soát tình trạng bệnh của mình, còn người bình thường thì theo dõi để bảo đảm cơ thể và sức khỏe của mình vẫn ổn. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những chỉ số đừng huyết bình thường cũng như những vấn đề khác nữa mà bạn cần lưu ý về chỉ số này.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết là một thuật ngữ dùng để chỉ lượng đường glucose trong máu, cơ thể cần đường để có năng lượng cung cấp cho hệ thần kinh và não bộ cũng như nhiều cơ quan khác thực hiện các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết quá thấp thì sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, còn nếu quá cao thì lại có thể gây ra những căn bệnh như béo phì, tiểu đường… Do đó, mà người ta cần tới chỉ số đường huyết (GI) để có thể kiểm soát lượng đường hấp thu vào cơ thể.

Những dấu hiệu sớm nhận biết của bệnh đái tháo đường

Hiện nay ở Việt Nam số lượng người bị đái tháo đường ngày càng nhiều, vậy thì nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này là gì và những biểu hiện cụ thể ra sao? Người bị đái tháo đường phải điều trị như thế nào? 1. Bệnh đái tháo đường…

Chỉ số đường huyết cho thấy lượng đường trong máu
Chỉ số đường huyết cho thấy lượng đường trong máu

Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) là như sau:

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn từ 1-2 tiếng: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước khi đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Chỉ số đường huyết thường trong máu luôn thay đổi, tăng giảm tùy theo thời điểm cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, nếu chỉ số này tăng lên hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ an toàn thì tức là sức khỏe của bạn đang có những bất thường cần chú ý.

2. Tình trạng tăng chỉ số đường huyết

Dấu hiệu cho thấy tăng đường huyết
Dấu hiệu cho thấy tăng đường huyết

Đường huyết của một người bình thường khi đói là váo khoảng 70 mg/dl tới dưới 130 mg/dl (4,0 -7,2mmol/l). Chỉ số đường huyết tăng cao tức là lên tới mức 11 mmol/l, lúc này sẽ có những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần và suy giảm thị lực. Nếu hiện tượng này kéo dài thì sẽ có những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

3. Tình trạng hạ chỉ số đường huyết

Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe
Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe

 

Khi chỉ số đường xuống dưới mức 70mg/dl thì sẽ kéo theo các triệu chứng như đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, run tay và mệt mỏi. Nếu tiếp tục kéo dài thì sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng như rối loạn giấc ngủ, bất thường về thần kinh, giảm hoạt động trí tuệ, thậm chí là liệt nửa người, co giật hay hôn mê sâu. Hạ đường huyết không được điều trị kịp thời có thể gây ra phù não hoặc di chứng về thần kinh vĩnh viễn.

Giai đoạn tiền tiểu đường và những dấu hiệu cần cảnh giác

Thông thường, ở những người thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, không hoạt động thể chất điều độ là đối tượng có nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 cao nhất. Giai đoạn tiền tiểu đường tuy không có triệu chứng rõ…

4. Nên làm gì để giữ chỉ số đường huyết an toàn?

Có chế độ ăn lành mạnh để chỉ số đường huyết luôn bình thường
Có chế độ ăn lành mạnh để chỉ số đường huyết luôn bình thường

Bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn quá nhiều các món chứa tinh bột, đường, chất béo, căn nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ nước. Hơn nữa bên cũng nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp cho cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên cũng rất cần thiết và quan trọng để có sự điều chỉnh trong cách sống kịp thời.

Chỉ số đường huyết là một chỉ số quan trọng, nhất là với những người bị bệnh tiểu đường và dù không bị thì bạn cũng nên theo dõi chỉ số này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình. Nếu thấy các bất thường trong chỉ số đường huyết thì nên tới bác sĩ để được tư vấn cũng như chuẩn đoán chính xác nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp