Đái tháo nhạt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Tác giả: sites

Đái tháo nhạt là bệnh có mức độ nguy hiểm ngang với bệnh đái tháo đường và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh đái tháo nhạt thường ít gặp nhưng lại khiến bệnh nhân mất nước nặng, để lại các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, các dấu hiệu và cách điều trị bệnh đái tháo nhạt. Cùng tìm hiểu nhé!

đái tháo nhạt
Bệnh đái tháo nhạt gây rất nhiều phiền toái

Kiến thức điều trị và phòng ngừa sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là một loại bệnh lý tương đối phổ biến, mắc phải nhiều ở người trưởng thành và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Những kiến thức cần biết để hiểu rõ về bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh sỏi…

Nguyên nhân nào gây đái tháo nhạt?

Đối với trường hợp đái tháo nhạt trung ương thường có nguyên nhân từ các thương tổn xảy ra tại vùng sản xuất các loại chất chống đái tháo ADH do các lí do sau đây:

– Ảnh hưởng từ tai nạn làm não bộ chấn thương và gây tác động tới vùng tuyến yên.

– Do xuất hiện khối u ở sọ hầu, u màng não hay các bệnh ung thư di căn lên não như bệnh ung thư vú, ung thư phổi gây ảnh hưởng tới vùng sản xuất ADH.

– Tác động của các bệnh lí nhiễm khuẩn do bệnh nhân bị viêm màng não hay do các loại phẫu thuật được thực hiện tại khu vực tuyến yên.

Trường hợp đái tháo nhạt thể ngoại biên: Nguyên nhân gây bệnh từ vấn đề thương tổn ở thận làm ống thận không đủ khả năng đáp ứng hiệu quả của ADH. Các yếu tố nên gây bệnh gồm:

– Do di truyền.

– Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.

– Tác động từ các tác dụng phụ do dùng thuốc điều trị bệnh tâm thần, các loại thuốc kháng sinh amphotericin B hay democlocyclin…

– Ảnh hưởng từ nhiều rối loạn liên quan đến chất điện giả như: tình trạng lượng canxi trong máu tăng, hạ lượng kali trong máu…

– Các bệnh liên quan tới thận như bệnh thận xốp, thận đa năng.

– Chúng ta cần lưu ý đối với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu, cơ thể họ có thể xuất hiện các dấu hiệu trên. Phần lớn những triệu chứng này sẽ biến mất sau khi họ đã sinh con.

Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn cách điều trị bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận xuất hiện ở rất nhiều người, vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sỏi thận? Dấu hiệu ra sao? Và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây của Khoe.online sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về loại…

Biểu hiện của bênh đái tháo nhạt?

– Tiểu nhiều lần trong ngày: Theo tiêu chuẩn về số lần đi tiểu của một người bình thường sẽ từ 6 đến 8 lần mỗi ngày, mỗi lần tiểu khoảng 300ml nước, tổng thể tích không vượt quá 3 lít mỗi ngày. Còn trường hợp bệnh nhân đái tháo đường nhạt, số lần đi tiểu có thể lên đến từ 30 đến 50 lần mỗi ngày, ứng với tổng lượng nước tiểu sẽ từ 5 đến 25 lít mỗi ngày, nếu trẻ em thì sẽ từ 1 lít hoặc 2 lít mỗi ngày.

– Nước tiểu trong, màu nhạt, không đường, không protein và trong suốt tương tự nước lã, tỉ trọng thấp dưới 1.005, còn với người bình thường sẽ từ 1.010 đến 1.020. Đồng thời, áp lực thẩm thấu của nước tiểu sẽ giảm xuống dưới mức 300 mosm/kg

– Uống rất nhiều nước: Do đi tiểu nhiều, dẫn đến cơ thể mất nước, tăng áp lực thẫm thấu máu, đồng thời kích thích trung tâm khát bên dưới đồi đạo nên khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khát nước. Người bệnh có thể phải uống nước cả ngày và đêm cũng chưa giảm được cơn khát, lượng nước họ dùng khoảng từ 6 đến 8 lít mỗi ngày. Hơn thế nữa, miệng lưỡi họ luôn khô, họ rất thích uống nước lạnh.

Mặt khác, lúc bệnh nhân đi khám lâm sàng, hiện tượng bệnh đái tháo nhạt không biểu hiện thêm bất kỳ triệu chứng nào khác kể cả hiện tượng ứ nước hay mất nước, ngoại trừ khi bệnh nhân không uống nước được do bị hôn mê hoặc chịu tổn thương tại trung tâm khát ngay vùng dưới đồi.

– Vào giai đoạn bệnh mới phát, sẽ không có nhiều triệu chứng rõ ràng ngoài dấu hiệu bệnh nhân luôn khát nước và đi tiểu nhiều, còn trường hợp trẻ nhỏ sẽ đi chung với dấu hiệu mất nước mạn tính, trẻ tiêu chảy, nôn, táo bón hay bị rối loạn tiêu hóa.

– Còn nếu bệnh ở thể nặng, bệnh nhân nếu là người lớn thì sẽ bị khô da, nước da xanh sao và ra ít mồ hôi. Với các trẻ nhỏ, trẻ sẽ không tăng cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, trẻ bị sốt cao mà không rõ nguyên nhân, rối loạn tâm thần.

– Các triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu uống nhiều nước và đi tiểu nhiều của căn bệnh đái tháo đường hay bệnh suy thận mạn, tình trạng cơ thể uống nhiều nước do loạn thần kinh chức năng…

Kiến thức điều trị và phòng ngừa sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là một loại bệnh lý tương đối phổ biến, mắc phải nhiều ở người trưởng thành và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Những kiến thức cần biết để hiểu rõ về bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh sỏi…

Điều trị bệnh đái tháo nhạt

Phương pháp điều trị chung cho cả 2 thể đái tháo nhạt trung ương, do tổn thương tuyến yên và bệnh đái tháo nhạt thể ngoại biên, do tổn thương thận. Yếu tố quan trọng nhất để điều trị bệnh đó là người bệnh phải phải đảm bảo uống nước đầy đủ, phải uống ngay nếu cơ thể khát, không nhịn khát, lượng nước cung cấp cho cơ thể phải gần tương đương lượng nước tiểu mà cơ thể thải ra.

Điều trị đặc hiệu: Phương pháp này phụ thuộc vào thể đái tháo nhạt và nguyên nhân gây chứng đái tháo nhạt.

Hướng điều trị trung ương: Bệnh nhân bị đái tháo nhạt thể trung ương được gây ra bởi vùng dưới đồi – tuyến yên như các bệnh u tuyến yên, chấn thương sọ não hay bệnh u mạch não… Trường hợp này, người bệnh cần được ưu tiên điều trị bệnh trước vì nguyên nhân của đái tháo nhạt thể trung ương này là vì thiếu ADH. Chính vì thế, họ sẽ được điều trị thay thế bằng hooc môn tổng hợp có khả năng tác dụng như ADH mang tên gọi là demopressin ở dạng thuốc xịt mũi, các viên uống minirin hay cả dạng tiêm.

Cách điều trị đái tháo nhạt thể ngoại biên do thận: Do thận không đáp ứng được với những kích thích từ ADH, vì thế hướng điều trị là chúng ta cần hạn chế ăn uống các loại đồ mặn, cần ăn nhạt nhằm giúp thận không phải sử dụng quá nhiều nước trong việc lọc muối. Bên cạnh đó, chúng ta cần cung cấp cho cơ thể lượng nước đầy đủ nhằm tránh mất nước do ảnh hưởng từ việc đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bác sĩ có thể chỉ định chúng ta sử dụng thêm thuốc hydrochlorothiazide, đây là thuốc lợi tiểu nhưng ở các bệnh nhân đái tháo nhạt do thận thì loại thuốc này có tác dụng giúp thận giảm sản xuất ra quá nhiều nước tiểu.

Đái tháo nhạt ở phụ nữ mang thai: Tùy cơ địa, tình trạng bệnh của bà bầu, bác sĩ sẽ có hướng điều trị, dùng thuốc phù hợp.

Bệnh đái tháo nhạt gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, chúng ta cần sớm đi khám để điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh. Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn từ bác sĩ để phát huy hiệu quả trị bệnh.

Theo Khoe.online tổng hợp