Kiến thức điều trị và phòng ngừa sỏi bàng quang
Tác giả: sites
Sỏi bàng quang là một loại bệnh lý tương đối phổ biến, mắc phải nhiều ở người trưởng thành và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Những kiến thức cần biết để hiểu rõ về bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh sỏi bàng quang sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là hiện tượng các khoáng chất hình thành nên những khối đá nhỏ xuất hiện trong bàng quang. Các kết tinh khoáng chất trong nước tiểu được phát triển khi nước tiểu trong bàng quang trở nên tập trung gây nên sỏi bàng quang. Nguyên do có thể là do sự phì đại của tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Những dấu hiệu ban đầu của sỏi bàng quang thường không rõ ràng, sỏi đôi khi tự thoát được ra ngoài thông qua đường tiết niệu. Nhưng trong nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm khác.
Sỏi bàng quang tồn tại ở thể nhỏ hoặc lớn, nhiều trường hợp có thể lấp đầy cả bàng quang. Sỏi có thể ở dạng mềm hoặc cứng, sỏi mịn hoặc nhọn, lởm chởm.
Đái tháo nhạt là bệnh có mức độ nguy hiểm ngang với bệnh đái tháo đường và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh đái tháo nhạt thường ít gặp nhưng lại khiến bệnh nhân mất nước nặng, để lại các biến chứng nguy…
Triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang
Như đã trình bày sỏi bàng quang đôi khi không thể hiện triệu chứng rõ ràng, ngay cả khi sỏi đã lớn. Những triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:
- Cảm giác đau, khó chịu trong dương vật ở nam giới.
- Hay đau bụng dưới.
- Tiểu buốt, đau rát.
- Tiểu thường xuyên, hay tiểu đêm.
- Tiểu bí, gián đoạn dòng nước tiểu.
- Tiểu ra máu.
- Nước tiểu đục, lợn cợn.
Những biến chứng có thể xảy ra do sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như: rối loạn chức năng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư bàng quang…
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang, lâu dần có thể hình thành nên các tinh thể khoáng chất và kết quả là sỏi bàng quang. Nguyên do khiến tình trạng bàng quang không trống hoàn rỗng hoàn toàn có thể do một số nguyên nhân sau:
– Tuyến tiền liệt bị phì đại. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên sỏi bàng quang ở nam giới. Phì đại u xơ tuyến tiền liệt sẽ gây nên chèn ép niệu đạo khiến dòng nước tiểu bị cản trở làm cho nước tiểu bị tồn đọng trong bàng quang.
– Thần kinh bàng quang. Các dây thần kinh chỉ đạo từ não yêu cầu cơ bàng quang thắt hoặc mở để đẩy nước tiểu ra ngoài. Trong một số trường hợp dây thần kinh bị tổn thương có thể khiến bàng quang làm việc không bình thường dẫn đến không thể trống hoàn toàn.
Ung thư bàng quang là căn bệnh ung thư đứng thứ 4 trong tất cả các loại ung thư phổ biến ở nam giới. Bệnh ung thư bàng quang là nguyên nhân dẫn đến cơ thể thiếu máu, tiểu tiện không kiểm soát cũng như tắc niệu quản và làm…
– Túi thừa bàng quang cũng là nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang. Đây là kết quả của việc tuyến tiền liệt tăng sản lành tính. Túi thừa bàng quang có thể khiến tình trạng tích tụ các khoáng chất gây nên sỏi.
– Viêm nhiễm bàng quang rất dễ dẫn đến sỏi bàng quang.
– Người bệnh do sử dụng ống thông nước tiểu lâu ngày cũng có thể gây nên sỏi bàng quang hay các thiết bị y tế như vòng tránh thai, stent cũng dễ khiến các tinh thể khoáng bám lên các thiệt bị này tạo thành sỏi.
– Sỏi thận có thể thoát xuống bàng quang và gây nên sỏi bàng quang.
Điều trị sỏi bàng quang
Khi sỏi bàng quang ở thể nhẹ, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh uống nhiều nước để loại bỏ sỏi qua đường nước tiểu.
Với sỏi lớn không thể tự đào thải thì cần sự can thiệp y tế. Phương pháp tán sỏi được áp dụng bằng cách bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bàng quang để xem xét sau đó dùng laser, siêu âm hoặc thiết bị chuyên dụng để tán sỏi thành từng mảnh nhỏ và lấy chúng ra khỏi bàng quang.
Những biến chứng khi tán sỏi có thể xảy đến như nhiễm trùng, sốt, chảy máu. Thuốc kháng sinh cũng được xem xét sử dụng để hạn chế khả năng nhiễm trùng, sau khi điều trị tán sỏi, bác sĩ cũng thường xuyên kiểm tra lại để đảm bảo không còn sỏi trong bàng quang để tránh khả năng sỏi tái phát.
Với những trường hợp sỏi quá lớn cần thiết phải loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật mở.
Sỏi bàng quang là bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng sỏi bàng quang chiếm đến 1/3 các trường hợp bệnh nhân bị sỏi hệ tiết niệu. Đặc điểm của bệnh sỏi bàng quang dễ bắt gặp ở nam giới hơn nữ giới. Vậy các nguyên nhân nào…
Phòng ngừa sỏi bàng quang
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường của đường tiết niệu cần được thăm khám và chữa trị kịp thời dể tránh nguy cơ phát triển thành sỏi bàng quang.
Uống nhiều nước để pha loãng các khoáng chất trong bàng quang, đi tiểu khi có yêu cầu, không nên nhịn tiểu để loại thải triệt để các khoáng chất không để hình thành sỏi.
Từ những kiến thức đã được chia sẻ ở trên hy vọng bạn có thể chủ động có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh sỏi bàng quang. Cám ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn có một cuộc sống khỏe mạnh.
Theo Khoe.online tổng hợp