Ăn mặn hại thận như thế nào?

Tác giả: Bui Ngan

Việc dung nạp quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, một ảnh hưởng tiêu biểu là ăn mặn hại thận. Vậy ăn mặn còn gây ra tác hại gì khác? Và có cách nào để giảm thiểu thói quen ăn mặn này? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé! 

Mọi điều cần biết về suy thận và những dấu hiệu nhận biết

Hiện nay tỷ lệ người mắc chứng suy thận ngày càng tăng, và gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe do không được phát hiện kịp thời. Tùy theo mức độ suy giảm của thận, khi được phát hiện sớm và chữa trị đúng lúc…

1. Tại sao ăn mặn lại có hại cho thận?

Muối là gia vị không thể thiếu đối với cơ thể của chúng ta. Nhưng khi tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến dư thừa lượng natri có trong cơ thể. Từ đó, thận mất khả năng kiểm soát cân bằng giữa natri và nước. Vì thận có chức năng điều chỉnh lượng natri trong cơ thể và giải phóng nó qua nước tiểu, mồ hôi. Nếu lượng natri nạp vào cơ thể quá cao, thận không thể điều chỉnh hết và sẽ giải phóng lượng natri vào máu. 

Đồng thời, natri hút nước và làm tăng thể tích máu buộc tim phải làm việc nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng áp lực lên động mạch, gây ra một số bệnh về tim và tăng nguy cơ suy thận. 

Ăn mặn gây hại cho thận nhiều hơn nhiều người vẫn nghĩ
Tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày rất có hại cho sức khỏe

2. Ăn mặn còn gây ra những tác hại gì?

Ăn mặn hại thận, hại tim mạch và khiến cơ thể mắc một số bệnh như:

  • Tăng huyết áp: Việc ăn nhiều muối gây giữ nước và làm tăng các thể tích máu trong mạch máu dẫn đến huyết áp tăng. 

Thông tin tham khảo: Hướng dẫn cho bạn cách đo huyết áp tại nhà

  • Thừa cân: Ăn mặn thường xuyên tức đồng nghĩa với việc dung nạp quá nhiều muối trong thời gian dài. Chính điều này gây ra tình trạng tích nước trong cơ thể, khiến cân nặng cơ thể tăng lên.
Ăn mặn thường xuyên rất dễ gây tăng cân
Ăn mặn thường xuyên rất dễ gây tăng cân
  • Làm yếu xương: Khi cơ thể dự trữ nhiều muối sẽ làm tăng sự bài tiết của canxi qua nước tiểu, dẫn đến cơ thể thiếu hụt canxi – một yếu tố quan trọng giúp xương chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu canxi, xương trở nên dễ gãy. Do vậy mà ăn mặn thường gây loãng xương.
  • Gây bệnh dạ dày: Chế độ ăn mặn có thể gây loét dạ dày do muối tương tác với vi khuẩn HP – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày. Trường hợp những người đã nhiễm vi khuẩn HP, khi ăn mặn bệnh tình sẽ trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

3. Những mẹo giúp thay đổi thói quen ăn mặn 

Để hạn chế những căn bệnh nguy hiểm do chế độ ăn mặn gây ra, bạn nên giảm lượng natri tiêu thụ hàng ngày bằng những mẹo sau đây: 

  • Chế biến các món ăn theo cách luộc, hấp thay vì kho, rim là những cách cần nhiều gia vị khi nấu.
  • Ưu tiên các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau thay vì các thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn.
  • Nên sử dụng muối có chứa iốt để phòng chống bệnh bướu cổ.
  • Giảm lượng muối trong nấu ăn bằng cách sử dụng nước mắm giảm mặn tốt cho tim mạch. 
  • Thường xuyên nấu ăn ở nhà để kiểm soát được lượng muối nạp vào cơ thể.
Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn chứa nhiều rau củ quả
Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn chứa nhiều rau củ quả

Như vậy, bạn nên có cho mình một chế độ ăn lành mạnh. Vì thói quen ăn mặn hại thận và gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bạn.

>> Có thể bạn cũng quan tâm: