Gợi ý 9 cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả ngay tại nhà

Tác giả: Nguyễn Huy

Bạn có biết, trung bình mỗi 45 giây sẽ có 1 người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút có một người tử vong. Đột quỵ là một bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm bởi để lại nhiều di chứng nguy hiểm như trầm cảm, giảm nhận thức, viêm phổi,… thậm chí có thể lấy đi tính mạng của người bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy khám phá 9 cách phòng ngừa đột quỵ tai biến hiệu quả trong bài viết sau.

1. Bệnh đột quỵ là gì? Những dấu hiệu cho thấy cơn đột quỵ sắp xảy ra

phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào

Đột quỵ là hiện tượng xảy ra khi não không được cung cấp đủ oxy

Đột quỵ não (stroke) hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là hiện tượng xuất hiện khi lượng máu cung cấp đến não bị tắc nghẽn do đường truyền bị cản trở. Khi đó, lượng oxy trong não bị thiếu hụt dẫn đến sự chết dần của các tế bào não. Nếu không được sơ cứu kịp thời thì toàn bộ tế bào cơ thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và khiến người bệnh tử vong. 

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra một người bị đột quỵ:

  • Cơ thể đột nhiên đuối sức, chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi. Sau đó, mặt bị tê cứng một nửa hoặc toàn mặt, nụ cười méo mó, âm thanh phát ra không rõ ràng. 
  • Tay chân rất khó thực hiện những cử động cơ bản như nâng lên, hạ xuống, vòng tay qua đầu, thân thể dần bị tê liệt.
  • Âm thanh phát ra không rõ ràng, bị nuốt chữ, dính chữ hoặc nói ngọng. 
  • Cơ thể bị mất thăng bằng, chân không thể trụ vững. 
  • Thị lực giảm đột ngột, mắt mờ dần.
  • Xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng đầu. 
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn liên tục. 

2. Nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ tai biến

cách phòng ngừa đột quỵ

Nguyên nhân gây ra đột quỵ tai biến rất đa dạng

2.1. Tuổi tác

Đột quỵ xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng theo thống kê bệnh lý, người cao tuổi (trong khoảng từ 55 tuổi trở lên) thường có xu hướng dễ phát đột quỵ hơn so với người trẻ. 

2.2. Giới tính

Nam giới có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn 1,25 lần so với nữ giới bởi đàn ông thường tiêu thụ nhiều chất kích thích như bia, rượu hoặc chịu căng thẳng thần kinh trong thời gian dài, từ đó dẫn đến hình thành máu đông, tắc nghẽn mạch máu. 

2.3. Di truyền

Các thành viên trong gia đình có cùng mã gen di truyền, môi trường sống và thói quen ăn uống… Vì vậy, nếu có cha/mẹ hoặc anh/chị/em bị đột quỵ, thì nguy cơ mắc phải bệnh lý này của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường. 

2.4. Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt độc hại như ngủ muộn (khoảng sau 11 giờ), tắm đêm, không thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, lười vận động, căng thẳng kéo dài… là những yếu tố gây ra tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não… dẫn đến đột quỵ sau này. 

2.5. Thói quen ăn uống

Ăn uống không lành mạnh như sử dụng các chất kích thích (như heroin, cỏ Mỹ, thuốc lá…), thực phẩm nhiều đường xấu (kẹo đường, trái cây khô, soda…), ăn quá nhiều thịt đỏ (hơn 500gr/ngày) như thịt bò, thịt heo… cũng khiến bạn dễ mắc tai biến vì chúng làm tăng áp lực lên tim và huyết áp.

3. Cách xử lý cơ bản khi gặp người bị tai biến bất ngờ

thuốc phòng chống đột quỵ tai biến

Khi phát hiện dấu hiệu tai biến, cần sơ cứu kịp thời thì mới có khả năng hồi phục 

Nếu gặp bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian sơ cứu càng sớm thì khả năng hồi phục và tỉnh lại của bệnh nhân càng cao. Dưới đây là những điều bạn cần làm ngay lập tức khi gặp người bị tai biến:

  • Gọi ngay số điện thoại cấp cứu 115. 
  • Trong thời gian chờ cấp cứu đến, đặt phần đầu và lưng của nạn nhân nghiêng một góc 45 độ so với toàn bộ cơ thể để thông đường thở cho nạn nhân, tránh để bệnh nhân bị hẹp hoặc ngạt đường thở. 
  • Nếu thực hiện được, nên thay quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi, đặc biệt ở phần cổ áo để quá trình hô hấp của người bệnh dễ dàng hơn. 
  • Nếu bệnh nhân đã chuyển biến nặng sang ngừng tim, cần tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực cấp tốc.
  • Dùng khăn tay sạch, thấm nước, vắt khô và quấn khăn vào ngón tay trỏ. Dùng ngón tay đã quấn cho vào miệng người bệnh để làm sạch đờm hoặc nước bọt. Đây là một cách thông thoáng đường thở cho người bệnh. 
  • Nếu người bệnh co giật, hãy lấy một vật nào đó cứng và an toàn như đũa, quấn quanh bằng vải mỏng để cho vào miệng, tránh để người bệnh cắn lưỡi.  
  • Nhanh chóng ghi lại thời điểm phát bệnh, dấu hiệu phát bệnh của bệnh nhân để thông báo cho bệnh viện. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh lý hoặc sử dụng thuốc thì bạn cũng nên báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. 

4. Phòng ngừa đột quỵ tai biến bằng cách nào?

Hiểu được sự nguy hiểm của đột quỵ, các bạn cần biết một số phương pháp sau để ngừa bệnh:

4.1. Sử dụng thuốc phòng chống đột quỵ tai biến 

Sử dụng thuốc phòng chống đột quỵ là một trong những cách ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Một vài loại thuốc chống đột quỵ phổ biến hiện nay như thuốc ngừa đột quỵ Heparin, thuốc Enoxaparin, thuốc kháng Vitamin K… Các sản phẩm này giúp giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế hình thành máu đông, ức chế hoạt động của men angiotensin (một loại enzim làm co thắt mạch máu, tăng huyết áp) và điều hòa nhịp tim, huyết áp. Tuy nhiên, lưu ý là bạn nên dùng theo gợi ý và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

4.2. Kiểm tra các thông số về sức khỏe đều đặn

phương pháp phòng chống đôt quỵ tai biến

Người bị bệnh đột quỵ cần thường xuyên theo dõi 6 chỉ số cơ bản 

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tăng khả năng phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh. Nhờ đó, có thể chủ động ngăn ngừa và hạn chế các dấu hiệu phát bệnh. 

Đặc biệt, những bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần theo dõi sức khỏe liên tục để vừa kiểm soát tình hình bệnh nền, vừa kiểm soát nguy cơ đột quỵ. 

4.3. Tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải 

Tùy thuộc vào thể trạng, bạn nên dành tối thiểu 30 phút/ngày cho những bài tập vừa sức và giữ thói quen tập luyện đều đặn vì chúng mang lại nhiều lợi ích như giúp máu lưu thông dễ dàng, tăng cường quá trình trao đổi chất, kiểm soát cân nặng, khỏe mạnh và tươi tắn hơn.

4.4. Không tắm đêm

Đi tắm muộn (khoảng sau 11 giờ) sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể bất ngờ khiến tim đập nhanh, gây áp lực lên thành mạch. Nếu tình trạng đó xảy ra trong thời gian dài, bạn rất dễ bị đột quỵ. Hơn nữa, tắm đêm khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau như tim, gan, thận… 

4.5. Không hút thuốc 

Nghiện thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp mà còn cả những cơ quan khác như tim, gan. Thuốc lá góp phần làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình hình thành máu đông gây ra sự tắc nghẽn, từ đó dẫn đến đột quỵ. 

4.6. Tích cực uống nước 

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cơ thể con người. Nước là công cụ giúp duy trì tuần hoàn ổn định bên trong các bộ phận, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Trung bình nam cần cung cấp khoảng 3.7 lít nước/ngày và nữ cần cung cấp khoảng 2.7 lít nước/ ngày. 

4.7. Động tác đơn giản phòng chống đột quỵ 

động tác đơn giản phòng chống đột quỵ tai biến

Hướng dẫn 4 động tác cơ bản giúp phòng ngừa đột quỵ

Nếu cơ thể không thể đáp ứng được các bài vận động cao, các bạn nên thử thực hiện một số động tác phòng chống đột quỵ tai biến cực kỳ đơn giản sau:

  • Nắm chặt lòng bàn tay: Đây là hành động mô phỏng áp lực đẩy máu, giúp thành mạch làm quen với việc co bóp thường xuyên. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn nắm chặt hai bàn tay cùng lúc, khoảng 400 – 800 lượt/lần và 3 lần/ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu. 
  • Nhún vai: Hành động nhún vai giúp cơ bắp phần vai và cánh tay được thư giãn, thông mạch, giúp cho máu được đưa đi khắp cơ thể dễ dàng, không bị tắc nghẽn và hạn chế tê, mỏi phần vai. 
  • Lắc đầu: Theo nghiên cứu của chuyên gia, vùng cổ là vùng hoạt động ít nhất. Đặc biệt, các bạn dân văn phòng có xu hướng ít hoạt động cổ. Điều này vô cùng nguy hại đối với sức khỏe của bạn nói chung và vùng cổ nói riêng vì việc giữ nguyên một tư thế sẽ dễ gây ra tắc nghẽn mạch máu. Bạn có thể thực hiện xoay cổ nhẹ nhàng từ 30 – 50 lần, 3 lần/ngày để giúp lưu thông máu từ vùng cổ đến các vùng khác trên cơ thể. 
  • Mát-xa cổ: Ngoài việc lắc đầu để vận động cổ, các bạn cũng có thể tự mát-xa vùng cổ cho mình. Việc mát-xa cũng giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm cholesterol trong máu và giúp đưa máu lên não tốt hơn. 

4.8. Không sử dụng chất kích thích

làm gì để phòng chống đột quỵ tai biến

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích vì cực kỳ nguy hiểm cho tim mạch và huyết áp

Việc tiêu thụ quá nhiều chất kích thích sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, viêm phổi… Nguy hiểm hơn là những rối loạn về thần kinh, dẫn đến hành vi bất thường gây hại cho bản thân và những người xung quanh. Hơn thế nữa, chất kích thích còn đẩy nhanh quá trình tạo máu đông trong cơ thể và gây xơ vữa thành động mạch. 

4.9. Thay đổi thói quen ăn uống 

cần làm gì để phòng chống đột quỵ tai biến

Cân bằng các loại thực phẩm để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng

Bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống của mình để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Ví dụ, thay vì tiêu hóa nhiều thịt đỏ, chất béo xấu, chúng ta nên nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, trứng, sữa, ngũ cốc, thịt trắng… trong bữa ăn. Các dưỡng chất từ những loại thực phẩm trên giúp giảm nguy cơ sản sinh cholesterol, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn đến toàn bộ cơ quan… 

Ngoài ra, cần ăn theo chế độ giảm mặn, hạn chế các thực phẩm đóng hộp, đồ muối chua… bởi muối sẽ tăng lượng thẩm thấu natri vào cơ trơn thành mạch, gây tích nước và trương phình thành mạch đột ngột vô cùng nguy hiểm. 

4.10. Điều trị bệnh liên quan

Đối với người có các bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp cao… cần chú trọng điều trị bệnh kỹ lưỡng bằng thuốc kê đơn và chế độ dinh dưỡng phù hợp bởi đây là nguyên nhân gián tiếp đẩy nhanh các dấu hiệu của đột quỵ xuất hiện.

4.11. Giữ chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25

nên làm gì để phòng chống đột quỵ tai biến

Giữ chỉ số khối ở mức dưới 25 để phòng ngừa bệnh đột quỵ

Chỉ số khối cơ thể là cơ sở để đánh giá tỷ lệ giữa các thành phần trong cơ thể bao gồm chiều cao, cân nặng, phần trăm mỡ dưới da… Bạn nên lưu ý giữ chỉ số BMI ở mức bình thường (từ 18.5 – 24.9) và kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì chỉ số ổn định. 

Cần phòng chống đột quỵ tai biến bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh kết hợp với vận động đều đặn và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Bởi vì bệnh đột quỵ để lại rất nhiều di chứng nặng nề như liệt, rối loạn ngôn ngữ, viêm phổi, mất nước, thậm chí dẫn đến tử vong.  

>> Tham khảo thêm: