Niềng răng móm: Chi phí, thời gian và hiệu quả chữa trị

Tác giả: Bui Ngan

Niềng răng móm là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng răng bị sai khớp cắn. Vấn đề miệng móm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như thay đổi cấu trúc khuôn mặt, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giao tiếp bình thường… Nếu bạn chưa biết đến điều trị răng móm bằng niềng răng thẩm mỹ thì đừng bỏ qua bài viết này.

1. Răng móm là gì?

Răng móm hay còn được gọi là khớp cắn ngược. Đây là một trong những tình trạng răng miệng nguy hiểm tương tự như lệch răng, răng mọc sai vị trí hay mọc lộn xộn. Cụ thể, miệng móm là vấn đề sai lệch khung xương giữa hai hàm.

Thông thường, khi răng đã mọc đủ, lúc khép miệng lại, bạn sẽ thấy vị trí của khung hàm trên bao phủ phần khung hàm dưới. Tuy nhiên, khi bị răng móm, khung răng hàm dưới lại bao phủ hàm trên. Điều này để lại nhiều ảnh hưởng về thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh.

Thế nào là răng móm?
Hình ảnh minh họa cho tình trạng móm răng thường gặp.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng móm

Có hai nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng răng móm:

2.1. Nguyên nhân chủ quan (di truyền)

Về nguyên nhân chủ quan, di truyền là một yếu tố gây ra tình trạng khớp cắn ngược. Nếu người thân trong gia đình đã và đang bị móm thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải tình trạng tương tự.

2.2. Nguyên nhân khách quan

Có 4 nguyên nhân khách quan thường gặp khiến bạn mắc bệnh lý nha khoa này:

  • Do nội tiết cơ thể: Tuyến yên là một tuyến chính của nội tiết cơ thể và tiết ra rất nhiều loại hóc-môn quan trọng như prolactin (liên quan đến tuyến sữa ở phụ nữ), adrenocorticotropic hormone (kích thích sản xuất cortisol để trao đổi chất, kiểm soát đường). Khi tuyến yên phát triển bất thường sẽ gây ra ảnh hưởng cho sự tăng trưởng hàm dưới.
  • Do khớp: Hoạt động của dây chằng khớp dưới bị lỏng lẻo khiến hàm dưới bị đẩy ra trước.
  • Do cơ lưỡi: Cơ lưỡi hoạt động quá mức làm hàm dưới đẩy ra và mất cân bằng giữa môi, má, lưỡi.
  • Những thói quen sinh hoạt không tốt: Một số thói quen như thường xuyên đưa hàm dưới ra trước, chống cằm, nhai một bên… có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và dẫn đến tình trạng móm răng.

3. Ảnh hưởng của răng móm đến người bệnh

Tình trạng răng móm nếu không được khắc phục sớm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể người bệnh:

3.1. Ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt

Khi hai khuôn hàm không cân đối, khung hàm dưới bị đưa ra trước quá nhiều sẽ làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Lúc này, người bị móm sẽ có cấu trúc mặt hình lưỡi cày. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin.

3.2. Ảnh hưởng đến quá trình ăn uống

Do phần khớp cắn ngược, việc nhai, nghiền thức ăn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh khó cắn, xé và nghiền nhỏ thức ăn bằng hai hàm cùng lúc. Nếu nhai thức ăn dai, cứng, thường rất dễ bị mỏi hàm hay đau hàm nên đôi khi người bệnh sẽ lười ăn. Vì thức ăn không được nghiền nhỏ, dạ dày phải tăng cường hoạt động gấp đôi hay gấp ba so với bình thường, do đó, hệ tiêu hóa sẽ làm việc quá sức và giảm khả năng hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3.3. Ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp

Đối với người bị răng móm, việc phát âm rõ ràng, tròn chữ gặp nhiều khó khăn. Người bị răng móm sẽ phát âm âm đớt, âm ngọng. Điều này ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp thông thường cũng như khiến người nói ngại ngùng khi nói chuyện.

3.4. Gây ra bệnh lý về răng miệng

Khi khớp cắn thường xuyên hoạt động quá sức, kéo theo nhiều vấn đề răng miệng như rối loạn khớp, đau khớp, co thắt khớp… Hơn nữa, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với cấu trúc hàm thông thường nên có khả năng cao gây ra hôi miệng, sâu răng.

4. Bị móm có nên đi niềng răng không?

Nếu bạn đang tự hỏi rằng có nên niềng răng móm không thì câu trả lời là có. Người bệnh nên niềng răng càng sớm càng tốt, nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, vấn đề ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng thực tế của từng hàm, cách điều trị, phương pháp sử dụng mà chi phí thực hiện và thời gian hoàn thành sẽ khác nhau.

5. 4 phương pháp niềng răng móm hiệu quả

Có 4 phương pháp niềng răng chữa móm cơ bản hiện nay:

5.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh răng móm cơ bản nhất, tồn tại lâu nhất so với các cách niềng răng khác.

Hình ảnh minh họa cho phương pháp niềng răng bằng mắc cài
Niềng răng mắc cài là một trong bốn phương pháp thông dụng để điều trị vấn đề về nha khoa

Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại:

  • Chi phí tiết kiệm: Đây là phương pháp có chi phí thực hiện tiết kiệm nhất trong 4 phương pháp giới thiệu trong bài viết này.
  • Không cần nhiều phương tiện hỗ trợ: Cách niềng mắc cài kim loại khá đơn giản, không cần sự giúp đỡ của nhiều máy móc hiện đại.
  • Lực kéo răng mạnh: Với sự hỗ trợ của dây cung và dây thun buộc giúp tạo lực kéo răng mạnh nên phương pháp này phù hợp với cả trường hợp bị móm nặng.
  • Phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trường hợp.

>> Xem thêm: Niềng răng trẻ em: Độ tuổi, phương pháp và chi phí thực hiện

Nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại:

  • Không có tính thẩm mỹ: Vì khung kim loại được gắn trực tiếp lên hàm răng, nhiều bạn cảm thấy mất tự tin khi cười, nói chuyện.
  • Dễ đứt dây và tuột mắc cài: Nếu hoạt động khung hàm mạnh như nhai thức ăn cứng thì rất dễ bung dây, đứt dây cài.
  • Khá vướng víu: Nếu không quen với hàm, nhiều người cảm thấy việc ăn uống, nói chuyện sẽ rất bất tiện. Cần sự kỹ càng tuyệt đối trong trường hợp đeo niềng này. Phần kim loại dễ làm tổn thương phần nướu và niêm mạc bên trong.
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn: Với mắc cài kim loại, khi ăn, mảnh thức ăn dễ bám vào khung niềng và rất khó vệ sinh. Hơn nữa, nếu không được vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn, những mảnh thức ăn còn bám lại sẽ gây hôi miệng, sâu răng.

5.2. Niềng răng mắc cài sứ

Tương tự phương pháp của niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng bằng mắc cài sứ cũng có hiệu quả niềng cao, nhanh chóng, chi phí tiết kiệm và cải thiện được tính thẩm mỹ khi niềng.

Hình ảnh minh họa cho phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ
Niềng răng bằng mắc cài sứ có độ thẩm mỹ cao hơn niềng răng bằng mắc cài kim loại

Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ:

  • Mang tính thẩm mỹ cao: Màu chất liệu sứ thường tệp vào màu răng. Do đó, khi đeo niềng sứ, tính thẩm mỹ được cải thiện so với mắc cài thông thường. Bạn thoải mái và tự tin khi giao tiếp hơn.
  • Chất liệu an toàn với môi trường và sức khỏe người dùng.

Khuyết điểm của niềng răng mắc cài sứ:

  • Nếu gặp va chạm mạnh, dễ bị vỡ gây nguy hiểm cho bạn.
  • Chi phí thực hiện cao hơn so với niềng thông thường.
  • Có thể không thoải mái vì thiết kế chốt niềng lớn hơn mẫu cơ bản.
  • Dễ bị đổi màu nếu không vệ sinh cẩn thận.

5.3. Niềng răng mắc cài trong

Niềng răng mắc cài trong sử dụng phương pháp tương tự niềng răng truyền thống. Tuy nhiên, phần khung niềng sẽ được lắp vào mặt trong của răng thay vì bên ngoài.

Niềng răng móm bằng mắc cài trong giúp đảm bảo thẩm mỹ cho người niềng
Niềng răng mắc cài trong đảm bảo thẩm mỹ cho người mang niềng

Ưu điểm của niềng răng mắc cài trong:

  • Tăng tính thẩm mỹ: Vì lắp ở mặt trong của răng nên người dùng tự tin giao tiếp hơn.
  • Không gây tổn thương cho biểu bì ở mặt ngoài tiếp xúc với răng.
  • Thiết kế gọn gàng, dễ vệ sinh.

Khuyết điểm của niềng răng mắc cài trong:

  • Trong thời gian đầu, vì chưa quen nên có thể cảm thấy khó chịu và khó nói chuyện rõ chữ.
  • Vệ sinh bên trong khá khó khăn.

5.4. Niềng răng trong suốt

Đây là phương pháp niềng răng tối ưu và hiện đại nhất hiện nay, ngày càng được nhiều người lựa chọn nhờ khắc phục được nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống.

Niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại nhất để chữa móm răng
Niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại nhất để chữa móm răng

Ưu điểm của niềng răng trong suốt:

  • Tính thẩm mỹ cao nhất: Phương pháp sử dụng khay niềng trong suốt nên đảm bảo tệp vào răng và đem lại cảm giác “đeo như không đeo” cho người sử dụng.
  • Cảm giác thoải mái tuyệt đối: Niềng răng trong suốt đã loại bỏ toàn bộ phần mắc cài, dây cung, dây thun của niềng truyền thống nên việc đeo niềng hoàn toàn thoải mái và không hề có sự vướng víu nào.
  • Dễ dàng vệ sinh: Với khung niềng trong suốt, bạn tiến hành tháo lắp niềng và vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể thoải mái ăn uống mọi thứ bạn thích mà không sợ mắc vào mắc cài nữa.
  • Hạn chế việc thay đổi hình dáng khuôn mặt: Nhiều bạn đeo niềng mắc cài thường gặp trường hợp bị hóp má khi đeo niềng bởi khả năng siết mạnh và nhanh. Tuy nhiên, sự thay đổi của niềng trong suốt sẽ không đột ngột như vậy nên hạn chế tình trạng hóp má do niềng.

Khuyết điểm của niềng răng trong suốt:

  • Bạn phải đeo niềng liên tục tối thiểu 20 tiếng/ngày thì mới có hiệu quả.
  • Chi phí cao nhất trong 4 phương pháp.

>> Thông tin chi tiết: Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? 

6. Niềng răng móm mất bao lâu?

Không có thời gian cố định cho việc hoàn thiện niềng răng điều trị móm. Thời gian hoàn thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng hàm, phương pháp niềng, kỹ thuật thực hiện… Thời gian thường giao động từ 2 – 2.5 năm.

7. Chi phí niềng răng móm

Một số tiêu chí quyết định chi phí niềng răng:

  • Tình trạng răng miệng: Nếu tiến hành thực hiện khi răng miệng đang có vấn đề, bạn cần phải điều trị dứt điểm vấn đề đang xảy ra trước, sau đó mới tiến hành niềng.
  • Mức độ móm của răng: Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà chi phí điều trị sẽ thay đổi theo.
  • Phương pháp niềng: Tùy thuộc vào phương pháp niềng mong muốn, chi phí niềng sẽ thay đổi.
  • Cơ sở vật chất: Niềng răng là một quá trình điều trị đòi hỏi kỹ thuật cao và sự hỗ trợ của nhiều loại máy móc. Do đó, độ khó ca niềng càng lớn thì đòi hỏi càng nhiều máy móc hiện đại nên chi phí chi trả cũng sẽ cao hơn.

Bảng giá tham khảo:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: 35.000.000 – 45.000.000 VNĐ
  • Niềng răng mắc cài sứ: 45.000.000 – 55.000.000 VNĐ
  • Niềng răng mắc cài trong: 80.000.000 – 100.000.000 VNĐ
  • Niềng răng trong suốt: 85.000.000 – 115.000.000 VNĐ

8. Một số câu hỏi thường gặp về niềng răng móm

8.1. Niềng răng móm có đau không?

Tương tự như các vấn đề nha khoa khác, thời gian đầu khi niềng răng móm, người bệnh có thể cảm thấy đau do chưa quen với khung niềng. Sau khi đã làm quen dần với việc niềng răng thì cơn đau sẽ không còn nữa. Bạn có thể phải ăn cháo trong một vài ngày đầu đeo niềng vì cảm giác ê và nhức răng khi lắp niềng. Sau đó, bạn có thể ăn uống như bình thường.

8.2. Trường hợp nào không thể thực hiện niềng răng móm?

Một số trường hợp không thể tiến hành niềng răng điều trị móm:

  • Người mắc một số tiền sử bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, ung thư máu…: Khi có tiền sử bệnh, trong thời gian thực hiện niềng, người bệnh sẽ có tâm lý căng thẳng, lo lắng và đau nên sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Người có cấu trúc nền răng yếu: Vì niềng là phương pháp dùng sức kéo để điều chỉnh cấu trúc răng, nếu người có cấu trúc nền răng yếu thì không chịu được lực kéo này, dễ gãy răng, mất răng vĩnh viễn.
  • Người gặp vấn đề về viêm răng miệng: Khi gặp vấn đề về viêm răng miệng, cấu trúc răng đã bị tác động và thay đổi nên khả năng nâng đỡ răng bị sụt giảm. Nếu tiến hành kéo răng, bạn sẽ dễ mất răng vĩnh viễn.
  • Người có răng giả, bọc sứ: Nếu phần bọc sứ không còn đủ khả năng bám vào nướu thì tương tự hai trường hợp trên, răng sẽ bị mất và ảnh hưởng tới toàn bộ răng còn lại.

8.3. Niềng răng móm có hiệu quả không?

Tùy vào trường hợp răng mà bác sĩ sẽ quyết định có niềng hay không. Đa số các trường hợp móm đều có thể điều trị bằng phương pháp niềng răng. Đối với tình trạng móm do khung xương hàm thì bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật.

Với những thông tin cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đã có được hiểu biết cơ bản về phương pháp niềng răng thẩm mỹ để điều trị răng móm. Ngoài việc tiến hành niềng răng chữa móm, để có hiệu quả rõ rệt sau khi thực hiện, bạn cần phải tuân thủ theo hướng dẫn, lưu ý của bác sĩ, loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt, chăm chỉ làm sạch răng và tái khám theo thời gian quy định.

>> Có thể bạn quan tâm: Niềng răng móm bao nhiêu tiền?