Bệnh tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: sites

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là hiện tượng cơ thể chúng ta không sản xuất đủ lượng insulin mà máu cần hoặc xuất hiện 1 tế bào nào đó chống lại các tác động của insulin làm quá trình chuyển hóa đường trở nên khó khăn. Bệnh này chiếm đến 80% bệnh nhân tiểu đường và đến thời điểm ta phát hiện bệnh nhờ vào các triệu chứng thì lúc này bệnh đã có nhiều biến chứng. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ nguyên nhân, các triệu chứng, phương pháp điều trị và cách ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. Cùng tìm hiểu nhé!

tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 với rất nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường tuýp 2?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển khi cơ thể kháng insulin hoặc vào thời điểm tuyến tụy không sản xuất đủ insulin.

Hormon insulin được tiết ra từ tuyến tụy. Lúc chúng ta ăn, tuyến tụy sẽ tiết insulin vào máu nhằm đưa đường vào tế bào và có tác dụng giảm lượng đường trong máu.

Đường là một trong các nguồn năng lượng chính để tế bào tạo thành cơ bắp cũng như các mô khác. Đường thường được cung cấp từ 2 nguồn chủ yếu gồm những loại thực phẩm mà ta ăn hàng ngày và gan. Trải qua quá trình tiêu hóa, hấp thu ở đường ruột, đường sẽ được đưa vào máu, đường sẽ tiếp tục được đưa vào những tế bào, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng hoạt động cho tế bào dưới tác dụng của insulin.

Trong hai nguồn cung cấp đường cho cơ thể này, gan hoạt động có vai trò như điểm lưu trữ và mang nhiệm vụ cung ứng đường. Trường hợp nồng độ insulin trong cơ thể thấp, gan sẽ chuyển hóa lưu trữ glycogen trở thành đường nhằm giữ lượng đường ổn định trong phạm vi cân bằng.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm kết mạc

Mắt là một trong những bộ phận quan trọng trên cơ thể, việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh là việc cực kỳ quan trọng, trong đó có bệnh viêm kết mạc. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm giác mạc là gì?  1. Nguyên nhân của bệnh viêm kết mạc Có…

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, khi đường được đưa vào những tế bào, đường sẽ bị tích tụ trong máu. Điều này có thể xảy ra là do tuyến tụy không tạo đủ lượng insulin hoặc do các tế bào trở nên kháng lại insulin.

Các yếu tố gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa đưa ra được chính xác nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, các nguyên nhân sau đây được cho là thường gặp của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2:

– Cơ thể thừa cân.

– Lười vận động, ít rèn luyện thể dục.

– Do di truyền, trong gia đình từng có người mắc bệnh tiểu đường thì chúng ta cũng sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này.

– Chủng tộc: Các nghiên cứu chỉ ra rằng người da đen, người gốc Tây Ban Nha hay người Mỹ bản địa hoặc người Mỹ gốc Á sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 rất cao.

– Tuổi: Nhóm người trên 45 tuổi sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Tiền tiểu đường: Tình trạng hàm lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng vẫn không đủ cao để bệnh được phân vào nhóm bệnh tiểu đường tuýp 2. Các bạn cần lưu ý, nếu không được điều trị kịp thời và tận gốc, rất có thể bệnh sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

– Thường xuyên khát nước và hay đi tiểu.

– Bệnh nhân hay có cảm giác mệt mỏi cơ thể.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

– Bệnh nhân ăn rất nhiều nhưng lại nhanh đói.

– Bị rối loại tình dục.

– Nhìn mờ do tắc nghẽn những mạch máu nhỏ bên trong võng mạc, thậm chí nếu nặng có thể gây mù mắt.

Triệu chứng tắc tuyến lệ và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả

Tắc tuyến lệ là một bệnh thường gặp về mắt khiến người mắc phải liên tục chảy nước mắt mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Nếu không điều trị ngay lập tức thì có thể gây ảnh hưởng lớn tới thị giác đồng thời còn gây ra các…

– Vết thương lâu lành .

Hướng đều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Các loại thuốc sau đây thường được sử dụng để trị bệnh:

– Metformin có tác dụng giảm đề kháng insulin, giảm sản xuất glucose tại gan.

– Nhóm sulphonylurea giúp kích thích tuyến tụy nhằm tăng sản xuất insulin.

– Nhóm thiazolidinedione (TZD) làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với thành phần insulin.

– Nhóm gliptin hỗ trợ ngừa tăng đường huyết.

– Chất đồng vận thụ thể GLP-1.

– Acarbose đóng vai trò ngừa tăng đường huyết sau khi ta ăn.

– Nhóm glinides hỗ trợ kích thích giải phóng insulin tại tuyến tụy.

– Thuốc tiêm insulin: Trường hợp sử dụng các loại thuốc uống vừa được nêu trên giúp hạ đường huyết nhưng chưa có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn tiêm insulin nhằm kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Các loại insulin rất đa dạng và đang được sử dụng hiện nay gồm insulin tác dụng ngắn, hay insulin tác dụng trung bình và insulin tác dụng kéo dài…

Làm thế nào ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2?

– Thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày luôn đa dạng các nhóm chất khác nhau, hạn chế chất béo.

– Duy trì cân nặng ổn định và hợp với thể trạng, độ tuổi, chiều cao.

– Đo huyết áp thường xuyên.

– Hạn chế dùng thức ăn nhanh.

– Tăng cường chất xơ.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 với rất nhiều triệu chứng khi bệnh nhân mắc bệnh, chúng ta cần sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trong suốt quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc rồi tuỳ tiện sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn bổ sung nhiều thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 2 và có cách ngừa bệnh hợp lý.

Theo Khoe.online tổng hợp