Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy giáp
Tác giả: sites
Suy giáp được xem là hội chứng gồm những triệu chứng lâm sàng được gây ra bởi hormon giáp giảm thấp bên trong máu. Tuỳ theo độ tuổi, tần suất bệnh suy giáp sẽ khác nhau, thường thì tỉ lệ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, các triệu chứng, hướng điều trị và cách phòng ngừa bệnh suy giáp qua bài viết này nhé!
- Nóng gan gây ngứa, triệu chứng về gan gây phiền toái
- Dấu hiệu ngộ độc thuốc trừ sâu và cách xử lý
- Giải đáp thắc mắc đau ruột thừa bên nào?
Nguyên nhân gây suy giáp
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh suy giáp đó là cơ thể thiếu iốt và hiện tượng viêm tuyến giáp mạn tính.
Các nguyên nhân phụ gây bệnh suy giáp bao gồm:
– Thực phẩm: Các loại thực phẩm có khả năng kích hoạt tuyến giáp phát triển và gây bệnh suy giáp bao gồm hạnh nhân, bông cải, bắp cải, ngô, củ cải, cải xoăn…
– Thuốc gây suy giáp: Những loại thuốc gây bệnh này bao gồm steroid thượng thận, chẳng hạn như prednisone và hydrocortisone, thuốc sử dụng để điều trị viêm, hay thuốc trị bệnh tim amiodarone, thuốc trị tâm thần lithium…
– Suy chức năng tuyến giáp. Do hậu quả của sự việc thiếu hụt bẩm sinh các men tổng hợp hormone tuyến giáp, gây giảm chức năng tuyến giáp, chủ yếu là tình trạng giảm chuyển hóa. Đối với hội chứng suy chức năng của tuyến giáp cũng đồng nghĩa với hiện tượng thiểu năng tuyến giáp và nhược năng tuyến giáp.
– Mang thai: Do cơ thể phụ nữ sản sinh ra các kháng thể có khả năng kháng tuyến giáp. Do đó, chúng ta cần điều trị kịp thời nhằm tránh nguy cơ sảy thai sớm hay tiền sản giật.
– Bệnh tự miễn: Các bệnh tự miễn có khả năng gây ảnh hưởng tới những khớp trên cơ thể có liên quan tới hiện tượng viêm tuyến giáp tự miễn dịch. Trong đó, viêm khớp dạng thấp được xem là một ví dụ cụ thể.
Hội chứng Cushing là một bệnh về nội tiết tố gây ảnh hưởng về nhiều mặt, làm thay đổi các tổ chức cũng như hệ thống cơ quan của cơ thể. Không chỉ vậy, hội chứng này còn có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như loãng xương,…
Nếu tuyến giáp bị suy giảm hay bị rối loạn sẽ làm cho nhiều bộ phận khác trên cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng theo và gây ra bệnh: khô da, đau cơ, giảm ham muốn tình dục, tăng huyết áp…
Triệu chứng của bệnh suy giáp
– Cơ thể mệt mỏi, khả năng gắng sức suy giảm, có khi tăng cân.
– Người bệnh sẽ sợ lạnh, gặp tình trạng da khô, da tái lạnh, dễ rụng tóc, rụng lông mày và lông nách, hay lông mu trở nên thưa…
– Cơ thể bị phù niêm mạc, da mỡ trông láng bóng, bệnh nhân bị thâm nhiễm nhiều cơ quan chẳng hạn như mi mắt trở nên nặng nề, lưỡi trở nên to và dày, ảnh hưởng thanh quản như hay nói khàn và khó thở, giả phì đại cơ…
– Bệnh nhân dễ bị táo bón.
– Nhịp tim chậm, hiện tượng tim to và bị tràn dịch màng tim. Trường hợp bệnh suy giáp nặng sẽ có thể gây suy tim, dễ xảy ra khi thiếu máu đi kèm.
– Tình thần bị ảnh hưởng khiến suy nghĩ và vận động trở nên chậm chạp, trí nhớ kém và nói chậm.
Điều trị bệnh suy giáp
– Trường hợp suy giáp tạm thời xuất phát từ việc bệnh nhân sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp vượt quá liều, chúng ta chỉ cần giảm thuốc là đủ.
– Trường hợp suy giáp có nguyên nhân do thiếu hụt iốt, chúng ta chỉ cần bổ sung chất này trong bữa ăn.
– Còn trường hợp bệnh xuất hiện có nguyên nhân suy thùy trước tuyến yên, chúng ta sẽ đuợc bác sĩ chỉ định bổ sung hoóc môn cần thiết.
Quá trình mổ ruột thừa của bạn đã diễn ra vô cùng thành công và vết mổ cũng đã có những chuyển biến làm lành tích cực. Tuy vậy bạn vần đang lo lắng sau khi xuất viện nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để phù hợp…
– Khi bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn thì chúng ta cần phải bổ sung các hoóc môn tuyến giáp suốt đời
– Nếu người bệnh hôn mê do bệnh suy giáp, lúc này, họ cần được chăm sóc ở khoa điều trị tăng cường, được đặt máy theo dõi những chức năng sống, đồng thời họ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm liên quan. Vấn đề sử dụng thuốc, bệnh nhân cần sử dụng hoóc môn tuyến giáp liều cao kết hợp cùng glucocorticoid.
Làm thế nào ngừa bệnh suy giáp?
– Người bệnh có anti-TPO tăng nhưng chưa có suy giáp trên lâm sàng, bệnh nhân cần phải theo dõi và thực hiện các xét nghiệm theo định kỳ hàng năm nhằm sớm phát hiện cũng như điều trị kịp thời bệnh suy giáp.
– Chị em phụ nữ khi chuẩn bị có thai cần chủ động thực hiện các xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh suy giáp.
– Con trẻ khi được sinh ra từ các bà mẹ bị suy giáp, những đứa trẻ này cần được xét nghiệm máu gót chân từ những ngày đầu sau thời điểm trẻ ra đời nhằm kiểm tra các bệnh lý về tuyến giáp.
– Cần xét nghiệm hormon giáp ở các cặp vợ chồng gặp tình trạng vô sinh.
– Phụ nữ nào có tiền sử đẻ mất máu nhiều thì họ cần được khám để phát hiện sớm các hội chứng Sheehan.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về bệnh suy giáp nhằm có cách phòng ngừa trong đời sống. Nếu có thắc mắc về vấn đề điều trị bệnh, chúng ta nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc điều trị hợp lý và tránh được các rủi ro về bệnh.
Theo Khoe.online tổng hợp