Triệu chứng tắc tuyến lệ và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả

Tác giả: sites

Tắc tuyến lệ là một bệnh thường gặp về mắt khiến người mắc phải liên tục chảy nước mắt mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Nếu không điều trị ngay lập tức thì có thể gây ảnh hưởng lớn tới thị giác đồng thời còn gây ra các khó khăn trong cuộc sống và công việc hằng ngày của người bệnh. Sau đây là những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa tắc tuyến lệ hiệu quả mà bạn nên biết.

1. Tắc tuyến lệ là gì?

Như thế nào là tắc tuyến lệ?
Như thế nào là tắc tuyến lệ?

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là viêm tuyến lệ xảy ra khi ống dẫn nước mắt bị chặn do tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn trong hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước bắt đầu ở góc trong của mắt với chức năng là mang những giọt nước mắt từ mặt vào mũi để chúng được hấp thu hoặc bay hơi. Khi ống dẫn nước bị rách thì nước mắt không thể thoát qua hệ thống thoát nước như bình thường dẫn tới hiện tượng tắc tuyến lệ. Căn bệnh này thường xảy ra ở người lớn, tuy nhiên trẻ sơ sinh cũng có thể bị tắc tuyến lệ bẩm sinh.

2. Nguyên nhân gây ra tắc tuyến lệ

Khi các ống dẫn nước bị rách hay tách nghẽn tại bất kỳ điểm nào của hệ thống thoát nước sẽ dẫn tới viêm tuyến lệ. Nguyên nhân dẫn tới việc này có thể là do một trong những điều dưới đây:

  • Do bẩm sinh: trẻ sơ sinh có thể bị rách ống dẫn bẩm sinh, khiến hệ thống thoát nước mắt không thể phát triển đầy đủ và phát triển thành bệnh tắc tuyến lệ. Thường tới vài tháng sau khi sinh thì mới phát hiện dấu hiệu của tắc tuyến lệ ở trẻ.
  • Do phát triển bất thường từ hộp sọ: những hội chứng như Down có thể gây ra các rối loạn trên gương mặt, làm tăng khả năng tắc nghẽn ống dẫn nước mắt.
  • Do tuổi tác; với những người lớn tuổi thì việc viêm tuyến lệ có thể xảy ra khi gặp phải các thay đổi gây rách ống dẫn.
  • Do nhiễm trùng mắt: khi mắt bị mắc các bệnh về viêm hay nhiễm trùng mãn tính thì hệ thống thoát nước sẽ bị ngăn chăn.
  • Do chấn thương: các tổn thương trên mặt làm thiệt hại tới xương cũng có thể phá hủy các ống dẫn nước mắt.
  • Do u nang: các khối u có thể hình thành ngay trong hệ thống thoát nước và dẫn tới tình trạng tắc nghẽn làm viêm tuyến lệ.
  • Do thuốc: đây là một trường hợp khá hiếm thấy, các loại thuốc sử dụng dài hạn chữa các bệnh chẳng hạn như tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm ngăn chặn ống dẫn nước.

3. Triệu chứng của tắc tuyến lệ

Dấu hiệu nhận biết tắc tuyến lệ
Dấu hiệu nhận biết tắc tuyến lệ

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là việc chảy nước mắt không kiểm soát được, dù không có cảm xúc thì nước mắt vẫn cứ chảy. Thêm nữa, việc chảy nước mắt này có thể dẫn tới nhiễm trùng mắt, làm tái phát những bệnh viêm mắt và nhiễm trùng mắt. Ngoài ra, khi nhận thấy góc bên trong mắt sưng đau, mắt mờ, nước mắt có máu thì bạn có thể đã bị tắc tuyến lệ.

4. Cách điều trị tắc tuyến lệ

Đến bác sĩ để được điều trị tắc tuyến lệ
Đến bác sĩ để được điều trị tắc tuyến lệ

Khi nhận thấy tình trạng chảy nước mắt liên tục mà không có nguyên do thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có cách chữa trị kịp thời và đúng đắn. Bạn đừng nên chủ quan và không đi khám vì tắc tuyến lệ trong thời gian dài khọng chỉ ảnh hưởng tới mắt mà còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm túi lệ cấp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết…, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Bảo vệ mắt sáng khỏe mỗi ngày bằng những biện pháp đơn giản

Người ta thường hay nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, một đôi mắt sáng khỏe luôn là yếu tố cần thiết để con người sinh hoạt, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Cập nhật ngay những bí quyết giúp bảo vệ mắt hiệu quả sau để…

5. Cách phòng ngừa tăc tuyến lệ

Để tránh bị tình trạng viêm tuyến lệ thì bạn nên tích cực chữa trị những bệnh liên quan tới mắt như viêm hay nhiễm trùng mắt. Hơn nữa bạn cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ để không truyền các vi khuẩn khi đưa tay chạm vào mắt. Tránh các động tác chà mắt cũng như với nữ thì nên thay đổi bút kẻ mắt thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người bị viêm kết mạc.

Tắc tuyến lệ nếu phát hiện và điều trị sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn như nếu chủ quan để bệnh kéo dài thì sẽ dẫn tới những ảnh hưởng nguy hiểm. Vì thế khi thấy các triệu chứng thì bạn cần tới ab1c sĩu chuyên khoa để có sự chuẩn đoán chính xác nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp