Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể

Tác giả: sites

Đục thủy tinh thể trong thời gian đầu có thể sẽ chưa có ảnh hưởng gì nhiều đến thị lực. Tuy nhiên bệnh tình sẽ phát triển nặng hơn khiến thị lực người bệnh đục thủy tinh thể bị giảm dần và có thể dẫn đến mù lòa do thủy tinh thể bị đục hoàn toàn. Đục thủy tinh thể có các biểu hiện triệu chứng rất khác nhau do còn phụ thuộc vào vị trí của đục thủy tinh thể.

đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là gì?

Theo BS. Tuyết Mai, thủy tinh thể được cấu thành chủ yếu từ nước và protein. Các protein được sắp xếp theo một trật tự để ảnh sáng xuyên qua và hội tụ lại trên võng mạc. Trong một số trường hợp, protein tập trung lại thành một đám khiến ánh sáng đi qua bị tán xạ, gây ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể gây cản ánh sáng đến võng mạc, dẫn đến giảm thị lực. Tình trạng này được gọi là đục thủy tinh thể. Khi thủy tinh thể bị đục thì sẽ giống như cái kính bị mờ đi không thể nhìn rõ được bên ngoài. Do đó, khi thủy tinh thể bị đục hoàn toàn sẽ cản trở hình ảnh thu vào võng mạc và có thể sẽ dẫn đến mù lòa.

Đục thủy tinh thể ở thời gian đầu có thể sẽ không có triệu chứng hoặc gây ảnh hưởng gì. Vì lúc này chỉ có một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên, thủy tinh thể sẽ ngày càng đục đi khiến người bệnh nhìn mờ hơn do giảm ánh sáng đến võng mạc. Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể ở cả hai mặt nhưng bệnh không lây từ mắt này sang mắt kia.

Bảo vệ mắt sáng khỏe mỗi ngày bằng những biện pháp đơn giản

Người ta thường hay nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, một đôi mắt sáng khỏe luôn là yếu tố cần thiết để con người sinh hoạt, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Cập nhật ngay những bí quyết giúp bảo vệ mắt hiệu quả sau để…

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể đến nay vẫn chưa rõ. Các nhà nghiên cứu và khoa học cho rằng, các yếu tố có thể dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể ở mắt có thể như: môi trường sống quá nhiều nắng, ánh sáng nhân tạo quá chói, môi trường bị ô nhiễm, hút thuốc lá quá nhiều, bệnh đái tháo đường,…

Những yếu tố này có thể làm tổn thương tiềm tàng đến thành phần protein của thủy tinh thể. Cũng tương tự như sự đông đặc ở trứng gà (vịt) khi luộc sôi hoặc chiên, protein trong thủy tinh thể bị mất dần và gây đục.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng có liên quan mật thiết đến sự hình thành đục thủy tinh thể. Ví dụ như chế độ ăn giàu đường galactose (một thành phần của lactose, đường sữa). Chất đường này sẽ tích tụ ở mắt, kéo theo nước, gây mất cân bằng nước điện giải trong thủy thể tinh, dẫn đến làm tăng sinh tế bào sợi gây đục.

đục thủy tinh thể
Những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Các loại đục thủy tinh thể

Có nhiều loại đục thủy tinh thể, tùy thuộc vào hình thái, vị trí của đục thủy tinh thể có thể chia thành những loại sau đây:

Đục nhân: Sự xơ cứng và chuyển sang màu vàng ở xung quanh vùng trung tâm, gây ra đục nhân thủy tinh.

Đục vỏ: Dạng này có thể to hơn và nhập vào nhau để tạo ra những mảnh đục lớn hơn. Khi toàn bộ vùng vỏ tới vùng nhân có màu trắng đục thì được gọi là đục thủy tinh thể chín.

Đục bao sau: Đục bao sau là vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thuỷ tinh mà không bị ảnh hưởng đến lớp vỏ.

Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể?

Mắt kéo mây

Đây là triệu chứng đục thủy tinh thể rất phổ biến. Người bệnh sẽ thấy mắt mờ như kéo mây. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoặc chỉ một phần của thị lực.

Nhìn đôi hoặc nhìn mờ

Khi bệnh dần phát triển, người bệnh sẽ thấy các vật thể thường bị mờ hoặc xuất hiện ở ngoài trọng tâm.

Điều này có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt hoặc có thể chỉ có một mắt có thị lực mờ. Người bệnh đục thủy tinh thể có thể sẽ thấy một quầng sáng xung quanh. Và nhiều người hay nhìn một thành hai. Hiện tượng này còn gọi là song thị.

Nhạy với ánh sáng

Nếu có triệu chứng mắt nháy liên tục khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc mắt bạn không thể chịu nổi với ánh sáng mặt trời thì bạn đã bị nhạy cảm với ánh sáng rồi đấy. Khi bị nhạy với ánh sáng, kèm theo đó là mắt kéo mây hoặc nhìn mờ thì cần đi khám sàng lọc đục thủy tinh thể.

Màu sắc xuất hiện mờ nhạt

Người bị đục thủy tinh thể sẽ không thể nhìn thấy được màu sắc một cách rõ nét mà chỉ có thể thấy rất nhạt nhòa.

Khó đọc

Đục thủy tinh thể cũng đặc trưng bởi tình trạng khó đọc do khả năng nhận biết trắng-đen bị giảm. Do đó, nếu bạn thấy có dấu hiệu này thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Khó lái xe ban đêm

Đối với người bị đục thủy tinh thể, đèn pha ở phía trước sẽ gây chói mắt hơn bình thường do thị lực kém bởi tình trạng kéo mây của thủy tinh thế. Vì vậy, khó lái xe ban đêm cũng liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể.

Cách phòng chống đục thủy tinh thể

Những nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể chưa thật sự rõ ràng nhưng nếu như bạn biết cách tổ chức lại phong cách sống và có những biện pháp bảo vệ thì sẽ giảm được nguy cơ đục thủy tinh thể.

Thường xuyên đi khám mắt

Đi khám mắt thường xuyên chính là biện pháp giúp cho bạn phát hiện những bệnh về mắt sớm nhất. Nên đi khám mắt theo đúng chu kỹ và điều độ, lưu ý nên khám mắt ở bệnh viện hoặc những cơ sở y tế uy tín nhé!

Đeo kính râm

Ánh sáng tia cực tím từ Mặt Trời có thể làm cho khối đục thủy tinh thể lớn hơn. Nếu như đeo kính râm sẽ giúp cho bạn ngăn chặn được những tia cực tím nguy hiểm.

Không nên hút thuốc lá

Nếu như bạn không muốn bị ảnh hưởng đến mắt thì tốt nhất nên dừng ngay việc hút thuốc lá lại. Có những người rất khó để bỏ thuốc nhưng nếu như nhờ sự tư vấn và dùng thuốc thì vẫn có thể bỏ thuốc được.

Nên chọn một chế độ ăn uống lành mạnh

Đục thủy tinh thể
Đối với người đục thủy tinh thể nên chú ý đến bữa ăn của mình

Nếu muốn giữ một cơ thể khỏe mạnh thì hãy chú tâm đến việc ăn uống của bạn. Nên ăn nhiều trái cây có chứa hàm lượng Vitamin cao, đặc biệt là Vitamin C và E cực tốt cho mắt.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu bạn có những dấu hiệu đục thủy tinh thể kể trên thì hãy đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi bệnh tình xuất hiện các biến chứng nặng hơn.

Theo Khoe.online tổng hợp