Loạn thị có chữa được không?

Tác giả: huong

Nếu bạn thấy mắt mình ngày càng mỏi và nhìn mờ ở mọi khoảng cách dù gần hay xa, có thể bạn đang bị tật ở mắt là loạn thị. Loạn thị gặp ở mọi đối tượng người lớn hay trẻ em, có thể xảy ra cùng lúc với cận thị và viễn thị. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy loạn thị có chữa được không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về loạn thị

Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu vẫn ở lứa tuổi học đường. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống. Loạn thị có thể kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Có hai loại loạn thị thấu kính và loạn thị giác mạc.

Nguyên nhân

Tình trạng này là do giác mạc có cấu trúc và hình dạng bất thường. Ở người bình thường, giác mạc có hình cầu. Thế nhưng người bị loạn thị có hình dạng giác mạc có độ cong không đều. Đây là nguyên nhân chính khiến hình ảnh của vật hội tụ trở thành nhiều đường tiêu trên võng mạc. Vì vậy họ thường nhìn mờ nhòe và hình ảnh cứ chập chờn, biến dạng ở mọi khoảng cách. Ngoài ra, họ còn bị mỏi mắt, lác mắt, khó nhìn vào ban đêm.

Loạn thị

Đối tượng có nguy cơ

– Yếu tố gen di truyền được xem là có liên quan. Nó thường xảy ra ở đối tượng có người thân trong gia đình bị loạn thị hoặc gặp các vấn đề khác về giác mạc ở mắt.

– Người gặp các chấn thương.

– Đối tượng bị cận thị hoặc viễn thị nặng.

– Người gặp các vấn đề về giác mạc như giác mạc mỏng hoặc có sẹo.

– Người có tiền sử phẫu thuật mắt.

Ung thư mắt – Căn bệnh ung thư ít ai ngờ

Ung thư mắt không phải là một căn bệnh ung thư phổ biến như các loại bệnh ung thư khác (như gan, vú, phổi, dạ dày....). Do đó mà rất ít người biết đến căn bệnh ung thư này và thường rất chủ quan đến các triệu chứng của mắt.…

Loạn thị có chữa được không?

Mục tiêu của việc điều trị loạn thị là tác động hoặc điều chỉnh độ cong của giác mạc. Hiện nay chỉ có 2 cách đối phó với tật loạn thị là đeo kính hoặc tiến hành phẫu thuật.

1. Đeo kính

Loạn thị

Đeo kính chính là phương pháp ít xâm lấn nhất và phổ biến nhất:

– Kính đeo mắt giúp người bệnh bù đắp hình dạng không đồng đều của mắt.

– Kính áp tròng có nhiều loại như: dùng một lần, cứng nhắc, mềm, mở rộng. Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Phẫu thuật

Loạn thị

Muốn điều trị dứt điểm loạn thị thì phẫu thuật là cách tốt nhất. Phẫu thuật giúp tạo lại hình dáng bề mặt của mắt. Đối tượng có thể tiến hành phẫu thuật phải từ 18 tuổi trở lên và đạt độ loạn thị ổn định trong vòng 1 năm. Điều quan trọng, người bệnh không mắc thêm bệnh lý nào khác về mắt. Lưu ý, nếu là nữ giới thì cần điều kiện không mang thai và không cho con bú.

Kiến thức về hội chứng viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc là một hội chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu như thấy hiện tượng đau bụng, đầy hơi. Khi bị viêm đại tràng nên ăn gì và không…

– Phẫu thuật lasik: Bác sĩ tiến hành dùng dao mổ cắt mỏng tròn khớp nối vào giác mạc.

– Phương pháp laser hỗ trợ tối ưu đối với người có giác mạc mỏng. Trong phương pháp này, một lớp mỏng hơn của giác mạc bị gấp lại và ít chấn thương.

Như vậy, loạn thị chỉ có thể khắc phụ bằng cách đeo kính hoặc phẫu thuật để trị dứt điểm. Nếu gặp những triệu chứng bất thường ở mắt, bạn cần đến ngay Bệnh viện mắt hoặc cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Hãy biết tự bảo vệ đôi mắt của mình bạn nhé!

Theo Khoe.online tổng hợp