Tìm hiểu về bệnh khô mắt và các cách xử lý

Tác giả: huong

Trước đây, khô mắt tưởng chừng như là bệnh của người già thì ngày nay số người trẻ mắc bệnh khô mắt ngày càng tăng, nhất là đối tượng nhân viên văn phòng phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính và làm việc trong phòng có điều hòa nhiệt độ.

Tìm hiểu về bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt là tình trạng rối loạn ở màng phim nước mắt không đạt đủ độ ẩm cần thiết. Về cấu tạo của màng phim nước mắt có 3 lớp:

– Lớp mỡ ngoài cùng có nhiệm vụ ngăn ngừa nước mắt bốc hơi.

– Lớp giữa trong suốt có vai trò sát trùng, rửa trôi bụi bẩn. Đồng thời lớp này còn có tác dụng đảm bảo cung cấp oxy cho biểu mô giác mạc.

– Lớp nhầy trong cùng đảm bảo đủ độ ẩm cho giác mạc, giữ cho lớp nước luôn trải đều trên bề mặt nhãn cầu.

Nếu một trong 3 lớp này tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng khô mắt.

Triệu chứng

Một số biểu hiện phổ biến của bệnh khô mắt: mỏi mắt, ngứa mắt, cộm mắt, đỏ mắt, mờ mắt, rối loạn thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, hoa mắt, thường xuyên chảy nước mắt, khó nhắm khó mở…

bệnh khô mắt

Nguyên nhân

– Nghề nghiệp: Theo thống kê có đên 60% nhân viên văn phòng mắc bệnh khô mắt. Thời gian làm việc bên máy tính lâu và môi trường làm việc ngồi với máy điều hòa là nguyên nhân chủ yếu.

– Thói quen xấu: Ngồi lâu bên máy tính, tiếp xúc với màn hình điện thoại nhiều, xem ti vi quá độ, chơi game quá 2 giờ trở lên.

– Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, tuyến lệ càng bị thoái hóa, chức năng suy giảm. Người ta đã nghiên cứu ở độ tuổi trung niên lượng nước mắt chỉ còn 1/2 so với thời còn trẻ.

– Yếu tố thời tiết, ngoại cảnh, môi trường ô nhiễm, quá nóng hoặc quá lạnh, có khói thuốc lá ảnh hưởng đến nước mắt.

– Tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc: dị ứng, lợi tiểu, an thần, chống trầm cảm, hạ huyết áp…

– Sử dụng kính áp tròng thường xuyên hoặc sau phẫu thuật mắt.

– Do bệnh lý viêm toàn thân, viêm bề mặt nhãn cầu, tiểu đường, bướu giáp.

Cách xử lý khi bị khô mắt

Nếu bạn mắc bệnh khô mắt, bạn nên áp dụng những cách sau nhé!

1. Chườm nóng, xoa mi mắt

– Chườm nóng: Lấy bông gòn sạch nhúng vào trong nước nóng hoặc nước lạnh tùy thích. Sau đó vắt ráo và chườm đắp lên mi khoảng 5 – 10 phút. Bạn cần thực hiện 2 – 3 lần trong ngày để giảm các triệu chứng.

bệnh khô mắt

– Xoa mi mắt: Hãy tập thói quen xoa và day huyết trên mi mắt khoảng 20 lần trong ngày để mắt đỡ mỏi.

2. Chớp mắt liên tục

Sau 30 phút làm việc căng thẳng với máy tính, bạn nên nhắm mắt trong vài giây để mắt được nghĩ ngơi. Trong quá trình làm việc, bạn cần chớp mắt thường xuyên với tốc độ chậm. Mục đích là giúp nước mắt trải đều, làm ẩm bề mặt giác mạc.

3. Thay đổi thuốc

Nếu khô mắt là do dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.

4. Nước mắt nhân tạo

Dùng nước mắt nhân tạo mỗi khi có cảm giác cộm ở mắt. Bạn dễ dàng mua ở các nhà thuốc, thế nhưng bạn cần bảo quản cẩn thận tránh nhiễm trùng. Đồng thời khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên biệt có độ nhờn cao. Hiện nay, ngoài nước mắt nhân tạo, trên thị trường còn có nhiều loại thuốc nhỏ mắt có bổ sung độ nhờn. Người bị khô mắt nên lựa chọn loại có độ nhờn cao và không có chất bảo quản. Nó giúp duy trì độ ẩm cần thiết ở mắt, hạn chế bốc hơi cũng như bảo vệ bề mặt nhãn cầu.

bệnh khô mắt

5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là cách để khắc phục chứng khô mắt nhưng nhiều người vẫn bỏ qua. Nước có vai trò quan trọng trong cơ thể. Bạn không thể sống khi thiếu nước. Nếu không được cung cấp đầy đủ 1.5 – 2 lít mỗi ngày, cơ thể sẽ gặp rất nhiều bệnh mà khô mắt là một ví dụ điển hình.

Bảo vệ mắt sáng khỏe mỗi ngày bằng những biện pháp đơn giản

Người ta thường hay nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, một đôi mắt sáng khỏe luôn là yếu tố cần thiết để con người sinh hoạt, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Cập nhật ngay những bí quyết giúp bảo vệ mắt hiệu quả sau để…

6. Đeo kính

Đeo kính để bảo vệ mắt mỗi khi đi ra đường, khi làm việc với máy tính, khi đi bơi để tránh tiếp xúc với hóa chất trong hồ bơi.

Bệnh khô mắt không phải là bệnh cấp tính nhưng về lâu dài nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể là loét giác mạc hoặc mù lòa. Vì vậy, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ phải biết tự bảo vệ đôi mắt của mình. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng này còn kéo dài và có nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Theo Khoe.online tổng hợp