Những điều cần lưu ý về bệnh tăng nhãn áp

Tác giả: sites

Những người lớn tuổi thường gặp phải sự suy giảm trong thị lực và rất dễ mắc các căn bệnh về mắt, trong đó phải nhắc tới tăng nhãn áp. Đây là một căn bệnh nguy hiểm cho mắt và là một trong hai nguyên nhân thường dẫn tới mù lòa vĩnh viễn, chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể. Chính vì thế mà bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin quan trọng và cần thiết nên lưu ý về căn bệnh tăng nhãn áp này.

1. Thế nào là bệnh tăng nhãn áp?

Bệnh tăng nhãn áp là do áp suất dịch thủy trong nhãn cầu tăng cao
Bệnh tăng nhãn áp là do áp suất dịch thủy trong nhãn cầu tăng cao

Bệnh này còn có tên gọi khác là cườm mắt, xuất hiện do áp suất dịch thủy trong nhãn cầu tăng cao và từ đó gây ra những tổn thương cho các tế bào thần kinh thị giác. Tăng nhãn áp có nguy cơ cao gây ra mù lòa và thường xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp

Thủy dịch là một chất lỏng tự nhiên và được sản xuất liên tục ở mặt trước của mắt,bình thường thì nước có thể thoát ra khỏi mắt bằng hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, do một lý do nào đó mà hệ thống này không hoạt động, thủy dịch không thể thoát ra như thường dẫn tới sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và dẫn lưu dịch thủy trong nhãn cầu. Từ đây, thủy dịch bị tích tụ và là tăng áp suất dịch thủy, cuối cùng gây ra bệnh tăng nhãn áp.

3. Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp

Dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp
Dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp được chia thành hai loại là tăng nhãn áp góc độ đóng và tăng nhãn áp góc độ mở. Với từng dạng bệnh thì lại có các triệu chứng nhận biết riêng như sau.

Bệnh tăng nhãn áp góc độ đóng

Người bệnh thường có dầu hiệu mệt mỏi và cảm giác khô rát ở mắt. Không chỉ vậy, dạng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau đầu, buồn nôn. Khi bệnh bắt đầu nặng thì thị lực cũng giảm di đáng kể, xuất hiện hiện tượng thấy hào quang khi nhìn.

Bệnh tăng nhãn áp góc độ mở

Dạng bệnh này hầu như không cho thấy triệu chứng rõ ràng cũng như không gây đau nên chỉ khi bệnh đã tiến tới giai đoạn cuối và thị lực người bệnh bị suy giảm dần thì mới phát hiện được. Bệnh thường tiến triển chậm và kéo dài cho tới khi mắt bắt đầu không nhìn thấy, thường là bị ở cả hai mắt.

4. Cách điều trị bệnh tăng nhãn áp

Tới bác sĩ khám và điều trị bệnh tăng nhãn áp
Tới bác sĩ khám và điều trị bệnh tăng nhãn áp

Việc điều trị cho bệnh tăng nhãn áp có thể liên quan tới thuốc hoặc phẫu thuật, đôi khi áp dụng cả hai. Bạn nên tới bác sĩ ngay lập tức một khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong thị lực để được chữa trị kịp thời. Bệnh tăng nhãn áp có thể là suy giảm thị lực nghiêm trọng và gây ra mù nếu kéo dài mà không có cách điều trị chính xác.

5. Cách phòng tránh bệnh tăng nhãn áp

Bạn nên chăm sóc mắt thường xuyên với các loại thuốc nhỏ mắt, nhưng cũng cần sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo thuốc nhỏ mắt phù hợp cho bản thân. Thêm nữa khi chơi các trò chơi thể thao tốc độ cao, bạn cũng nên mang vật dụng bản vệ mắt để tránh làm tổn thương tới mắt. Các vết thương nghiêm trọng cũng có thể làm rối loạn và gây ra bệnh tăng nhãn áp.

Vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách để phòng bệnh tăng nhãn áp
Vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách để phòng bệnh tăng nhãn áp

Mắt cũng cần được vệ sinh thường xuyên và sự bảo vệ đúng cách, bạn nên mang kính mát khi ra ngoài để tránh khói bụi cũng như ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt. Bảo đảm môi trường làm việc đủ ánh sáng, tránh thức khuya quá nhiều và nên bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, cà chua, cá… Ngoài ra, bạn cũng nên khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn có thể làm hại tới mắt cũng như gây ra bệnh tăng nhãn áp.

Bảo vệ mắt sáng khỏe mỗi ngày bằng những biện pháp đơn giản

Người ta thường hay nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, một đôi mắt sáng khỏe luôn là yếu tố cần thiết để con người sinh hoạt, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Cập nhật ngay những bí quyết giúp bảo vệ mắt hiệu quả sau để…

Tăng nhãn áp là một căn bệnh không thể coi thường và rất nguy hiểm vì bệnh có thể phát triển trong im lặng và khi bộc phát thì đã làm suy giảm đáng kể thị lực của người bệnh. Do đó, ngoài việc lưu ý tới các triệu chứng bạn cũng nên tới bác sĩ khám mắt để có sự chuẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị kịp thời.

Theo Khoe.online tổng hợp