Cập nhật cách chữa đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Tác giả: huong
Đau dạ dày là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải do các ảnh hưởng từ việc ăn uống, tiêu hóa, thói quen sinh hoạt, căng thẳng… dẫn đến. Để có thể tìm cách chữa đau dạ dày hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân gây đau là gì, từ đó người bệnh có thể lưu ý và điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, cũng như áp dụng giải pháp điều trị phù hợp để kết quả điều trị được tốt hơn.
Xác định nguyên nhân đau dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày tác động, người bị đau dạ dày có thể vì một hoặc nhiều nguyên nhân mà gặp phải các triệu chứng đau nhiều hoặc ít. Nhìn chung gồm các nguyên nhân sau:
Do cơ thể bị nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) dẫn đến các triệu chứng đau và gây viêm loét dạ dày về sau.
- Thói quen ăn uống thất thường, không điều độ, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.
- Sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như ớt, đồ cay nóng…
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Thường sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm…
Cách chữa đau dạ dày
Như đã nêu, mỗi bệnh nhân bị đau dạ dày sẽ có một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau tác động. Những giải pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, lối sống và kết hợp các phương thuốc thúc đẩy khuẩn hại dạ dày, tăng cường chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện chức năng dạ dày… thường được áp dụng nhiều.
Phương pháp chữa đau dạ dày có thể chia làm 2 cách chính:
1. Sử dụng thuốc
Nhiều người thường lơ là những triệu chứng đau dạ dày ban đầu và chỉ thực sự lưu ý khi các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, bắt buộc phải sử dụng những giải pháp chữa trị bằng thuốc. Hiện nay người bệnh có thể tìm đến các nhà thuốc địa phương để được kê đơn thuốc uống chữa dạ dày. Tuy vậy để bệnh được điều trị dứt điểm, cần tìm khám bác sĩ để được tư vấn giải pháp trị bệnh tốt nhất bằng cách sử dụng loại thuốc thích hợp.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như: loét thực quản, viêm thực quản, hẹp thực quản, xuất huyết hoặc ung thư thực quản. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản lại rất đa dạng. Do đó, rất nhiều người…
Các nhóm thuốc thường được áp dụng để chữa đau dạ dày gồm có:
Nhóm thuốc kháng acid
Do tăng lượng dịch acid HCl và pepsin, niêm mạc dạ dày lâu dần bị ảnh hưởng và gây loét, viêm. Nhóm thuốc kháng acid sẽ có tác dụng nâng độ pH của dạ dày, tái tạo niêm mạc dạ dày và giảm hoạt tính của pepsin.
Thuốc acid thoát khỏi dạ dày và thực hiện chức năng của mình sau mỗi 30 phút nếu người bệnh chưa ăn gì và sau 2 giờ nếu người bệnh vừa hấp thu thức ăn.
Thuốc làm giảm tiết acid
Để giảm tiết acid, các bác sĩ sử dụng nhóm thuốc kháng H2 và ức chế bơm proton.
– Nhóm kháng H2 gồm các loại: Cimetidin, Ranitidine, Nizatidine, Famotidine..
– Ức chế bơm proton gồm các biệt dược: Esomeprazole (Inexium, Nexium, Leziole), Esomeprazole (Inexium, Nexium, Leziole), Lanzoprazole (Lanzor, Ogast, Prevacide…); Omeprazole (Omeprazole, Mopral, Zoltum, Losec…)…
Nhóm thuốc tạo màng bọc
Có chức năng tăng kết dính dịch dạ dày bao quanh ổ loét cũng như toàn bộ niêm mạc dạ dày, trung hòa acid và chống tiết acid trong dạ dày.
– Nhóm thuốc diệt Hp
– Tiêu diệt khuẩn Hp, nguyên nhân hàng đầu gây đau, viêm loét dạ dày. Gồm các nhóm:
- Amoxicilline
- Imidazole
- Clarithromycin
2. Sử dụng phương pháp dân gian
Nghệ vàng
Nghệ từ lâu là loại dược liệu vừa an toàn lại có công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Trong dân gian người ta thường sử dụng bột nghệ kết hợp với mật ong để chống viêm loét dạ dày, giảm độ acid và dịch vị tiết ra, làm lành vết loét dạ dày hiệu quả.
Có thể dùng 50g nghệ tươi xay nhuyễn và trộn với mật ong hoặc dùng bột nghệ trộn mật ong, vo viên, dùng mỗi ngày 3 viên để thấy hiệu quả.
Lá mơ
Thêm một nguyên liệu dân gian mà ta không biết về công dụng chữa đau dạ dày của nó. Lá mơ có tác dụng giảm đau cho dạ dày, chỉ cần dùng từ 20-30g lá mơ lông, rửa sạch, giã, vắt lấy nước và uống mỗi ngày, chứng đau dạ dày có thể giảm rõ rệt.
Thông thường khi gặp các vấn đề về tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phương pháp nội soi để kiểm tra thăm khám dạ dày và chẩn đoán xem bạn có nhiễm vi khuẩn HP không. Do trong những năm gần đây, tỷ lệ ung…
Củ cải và ngó sen tuơi
2 loại thực phẩm lành tính này có thể làm giảm đau dạ dày và chữa xuất huyết dạ dày mà ông cha ta có thể áp dụng. Dùng một lượng củ cải và củ ngó sen bằng nhau, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt uống mỗi ngày 2 lần để bảo vệ dạ dày.
Gừng
Gừng cay nhưng là tính ấm, không gây hại cho dạ dày khi dùng. Chỉ cần cho vài lát trà gừng vào tách trà hoặc dùng trà gừng ấm mỗi sáng, thêm chút nước cốt chanh và một thìa mật ông, khuấy đều để dùng là có thể đảm bảo dạ dày không bị đau nữa.
3. Thay đổi thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng
Đặc biệt khi bị đau dạ dày, cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống sai cách để hiệu quả điều trị được tốt nhất có thể. Hạn chế tình trạng ăn sai bữa, nhịn ăn, ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến bên ngoài, đồ đóng hộp, không đảm bảo dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất có lợi cho dạ dày. Chỉ nên ăn những thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ để hạn chế tình trạng khó tiêu thường gặp khi bị đau dạ dày.
Có rất nhiều cách chữa đau dạ dày mà ta có thể áp dụng. Những giải pháp sử dụng thuốc tây kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý kê đơn thuốc cho mình mà cần có sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ để áp dụng loại thuốc phù hợp cho mình.
Theo khoe.online tổng hợp