Điều trị bệnh chàm và những điều bạn nên biết

Tác giả: uyennguyen

Chàm hay còn gọi là Eczema là một bệnh ngoài da khá phổ biến. Theo thống kê có 10% dân số trên thế giới bị chàm da và tại Việt Nam, nó chiếm 25% trong tổng số các bệnh liên quan đến da. Bệnh chàm gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt cũng như thẩm mỹ. Điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ để lại các biến chứng cũng như thường xuyên tái phát.

Điều trị bệnh chàm và những điều bạn nên biết
Chàm là một bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây bệnh

Có hai tác nhân cơ bản phát sinh chàm trên da đó là cơ địa và dị ứng nguyên.

Cơ địa của bệnh nhân

– Chàm mang tính di truyền. Nếu tiền sử trong gia đình bạn có người da bị chàm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

– Các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng hoạt động, chẳng hạn như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa. Ngoài ra nội tiết tố cơ thể thay đổi cũng là một trong những tác nhân gây chàm phổ biến.

– Người bệnh đang mắc hen suyễn, viêm gan, viêm đại tràng, viêm tai, viêm mũi xoang hay các bệnh về thận.

Dị ứng nguyên

– Môi trường làm việc phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại như xi măng, thuốc nhuộm, dầu mỡ, than đá, thuốc trừ sâu, axit, kiềm…

– Dị ứng do uống thuốc hay thực phẩm chức năng. Các loại thuốc hay gây ra các tác dụng phụ như dị ứng như lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.

– Do tiếp xúc với các vật dụng bẩn, chứa mầm bệnh : quần áo, chăn màn, giày dép, khăn….

– Ăn phải các loại thức ăn lạ, không phù hợp với cơ thể, đặc biệt là các loại hải sản như tôm, cua, ốc hoặc nhộng.

– Hệ thống miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống thiếu các nhóm vitamin, sinh hoạt không đều độ.

Vậy chàm ở da có lây qua tiếp xúc không? Theo giải đáp của nhiều bác sĩ chuyên khoa da, chàm không lây sang cho người khác qua tiếp túc thông thường như chạm hoặc sờ vào vùng da bệnh. Bạn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường nếu trong nhà có người đang mắc phải căn bệnh này.

Triệu chứng bệnh chàm

Biểu hiện của bệnh là các cơn ngứa dữ dội ngay từ khi chàm xuất hiện cho đến khi lành bệnh. Ngứa là lý do khiến người bệnh khó chịu, càng gãi càng ngứa khiến dễ gây bội nhiễm tạo thành các tổn thương khó lành trên da. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ trên da. Mụn nước thường mọc thành từng cụm nhỏ, vùng da bệnh đỏ tấy. Hiện tượng này thường được gọi là hồng ban.

Điều trị bệnh chàm và những điều bạn nên biết
Biểu hiện khi bị chàm da là các cơn ngứa dữ dội tại vùng da bị bệnh

Bệnh phát triển theo 5 giai đoạn, mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần, cụ thể:

Da tấy đỏ

Vùng da bắt đầu ngứa, có cảm giác nóng, khó chịu rồi trở thành đỏ phù thường ở các vùng da như mi mắt, môi. Trên mảng da đỏ xuất hiện nhiều hạt nhỏ li ti có màu trắng

Viêm da cơ địa nên và không nên ăn gì?

Viêm da cơ địa hay chàm là một dạng bệnh lý da liễu với các biểu hiện làm bong tróc da, gây khô ráp, khó chịu, thường xuất hiện nhiều ở cả người lớn và trẻ nhỏ ở thể mãn tính lẫn cấp tính. Bên cạnh những giải pháp điều…

Nổi mụn nước

Các mụn nước nổi sớm trên vùng da đó, sau đó lan ra xung quanh. Mụn thường có kích thước nhỏ như đầu đinh gim, mọc thành vùng chi chít, dày đặc, chứa dịch bên trong.

Mụn nước vỡ

Khi bệnh nhân gãi hoặc va chạm các mụn nước có thể vỡ ra, dịch vàng chảy ra ngoài dính vào da hoặc quần áo. Giai đoạn này da rất dễ bị bội nhiễm do đó người bệnh cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc với khói bụi.

Hình thành vảy

Sau một thời gian, sự xuất tiết giảm, da hình thành những vảy dày do chảy dịch vàng, huyết thanh còn động lại trên bề mặt da. Vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da nhẵn bóng. Giai đoạn này diễn ra khá nhanh, thường 1 – 3 ngày.

Bong vảy

Lớp da vừa được tái tạo sẽ tự rạn nứt tạo thành các mảng dày, sắc tố da thay đổi. Nếu các mụn nước không tái phát, da sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo vì chỉ tổn thương ở lớp thượng bì của da.

Cách điều trị chàm hiệu quả

Vì bệnh thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát, khó điều trị dứt hẳn. Do vậy, giải pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh và hạn chế tiếp xúc. Kết hợp uống thuốc và bôi thuốc ngoài da theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi và hạn chế dùng tay gãi ở vùng da bệnh.

Về sử dụng thuốc, phụ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da khác nhau. Tốt nhất, bạn nên thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng lành bệnh.

Thuốc bôi

– Giai đoạn cấp: rửa sạch vùng da bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish để sát khuẩn. Sau đó dùng Eosin, Milian, Nitrat bạc 0.25% – 2% để chống nhiễm khuẩn.

– Giai đoạn bán cấp: để giảm nóng rát, khó chịu bạn có thể thoa các dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm…

– Gia đoạn mạn: mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol

Thuốc có tác dụng chống ngứa, an thần

Một số loại thuốc có tác dụng hạn chế Histamin gây ngứa như Peritol, Dimedrol, Chlopheniramin, Trexyl, Allerry, Astelong, Histalong, Hismanal. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại thuốc an thần Diazepam, Seduxen.

Trong quá trình điều trị nên bổ sung thêm các viên uống vitamin E, C, B2, B6 vì khi mắc bệnh, cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn rất dễ dẫn đến suy nhược. Uống mật ong pha nước ấm hoặc viên uống Alovera có giúp hỗ trợ quá trình tái tạo da, chống viêm nhiễm hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Corticoid điều trị chàm da

Corticoid thường được sử dụng trong chữa trị chàm nhưng phải thật thận trọng vì nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, xơ hóa cơ, tao da. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh lao, loét dạ dày tá tràng. Thuốc có thể giữ muối và muối gây bệnh huyết áp cao. Vì vậy, điều trị chàm chỉ nên dùng các loại Corticoid bôi tại chổ, trong thời gian ngắn chứ không nên dùng K-cort (loại Corticoid có thời gian chữa trị kéo dài). Chỉ nên dùng khi là trường hợp bắt buột, trong những đợt bệnh diễn biến nghiêm trọng và phải thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh viêm da và cách điều trị

Hiện nay môi trường bị ô nhiễm là một trong số những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm da. Vậy bệnh viêm da là gì? Bệnh này có nguy hiểm hay không và cách điều trị như thế nào? Mọi điều cần biết về căn bệnh ung thư da

Bệnh chàm nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Các loại thực phẩm có nhiều chất béo, vitamin và khoáng chất được xem là những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trong chữa trị, giảm nhẹ cơn ngứa, khó chịu cũng như ngăn chặn sự tái phát bệnh, bao gồm:

Dầu hạt lanh

Không chỉ là nguồn cung cấp các axit béo cần thiết cho cơ thể mà nó còn hạn chế hình thành Protafladin – yếu tố gây viêm. Do đó, sử dụng một muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Dầu anh thảo

Hàm lượng axit béo omega – 6 có trong dầu anh thảo rất cao. Đây là một chất chống oxy hóa và có tác dụng chữa lành các triệu chứng liên quan đến mụn nước.

Điều trị bệnh chàm và những điều bạn nên biết
Omega – 6 có trong dầu anh thảo có tác dụng chống oxy hóa và điều trị mụn nước

Dầu cá

Một loại dầu chứa axit béo omega – 3 mà bạn không thể bỏ qua đó là dầu cá. Omega – 3 có tác dụng kháng viêm và nâng cao sức đề kháng cũng như giúp vết thương mau lành hơn.

Nhóm thực phẩm chứa kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, đậu Hà Lan, bột yến mạch, thịt nạc, gạo nâu… Kẽm giúp kiềm hãm sự phát triển của chàm, điều hòa sinh sản tế bào và quá trình tổng hợp protein trong cơ thể. Tuy nhiên cần chú ý mỗi ngày chỉ nạp 30 mg thôi nhé.

Nhóm vitamin

– Vitamin A tăng cường sức đề kháng của tế bào lympho, chống viêm hiệu quả.

– Vitamin E chống lại các gốc oxy hóa, dưỡng ẩm cho da, giảm ngứa.

– Vitamin C là một chất kháng histamine tự nhiên, làm giảm các triệu chứng dị ứng ở người bệnh.

– Vitamin B thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo mô

Điều trị bệnh chàm và những điều bạn nên biết
Rau củ là nguồn chứa dồi dào các nhóm vitamin và khoáng chất

Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước để cải thiện tình trạng khô da, thanh lọc cơ thể.

Để điều trị bệnh chàm bạn cần nắm vững các kiến thức về nó để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị và tránh bội nhiễm. Lưu ý để bệnh không kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần bạn không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Cần thăm khám và kiên trì sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.

Theo Khoe.online tổng hợp