Trẻ bị chàm Eczema và hướng điều trị đúng cách
Tác giả: huong
Theo thống kê, bệnh chàm Eczema chiếm đến 25% trong tổng số các bệnh về da liễu. Nó gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cũng như yếu tố thẩm mỹ của người bệnh. Bệnh lý này có thể xảy đến với mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em cũng không ngoại lệ. Trẻ bị chàm Eczema thường xảy ra ở đối tượng dưới 3 tuổi, nhất là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ cũng gặp phải.
Bệnh chàm Eczema là gì?
Trẻ bị chàm Eczema là tình trạng da của trẻ bị viêm mãn tính. Dấu hiệu dễ nhận thấy là làn da bé bị khô căng, bong vẩy, nổi những đốm đỏ và mẫn ngứa. Theo thống kê có khoảng 15% trẻ sơ sinh thường mắc bệnh chàm Eczema. Tuy nhiên bệnh giảm dần và khỏi hẳn khi trẻ trên 3 tuổi. Bệnh lý này có thể nhanh hết, kéo dài hoặc mãn tính tùy theo triệu chứng và cơ địa của mỗi trẻ.
Bệnh chàm Eczema ở trẻ đa phần là do di truyền. Nó thường xảy ra ở 50% trẻ em có tiền sử người thân gia đình bị hen suyễn. Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường sống, thực phẩm cũng là những tác nhân gây ảnh hưởng đến bệnh lý này. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch còn non nớt. Do đó, cơ thể trẻ không đủ sức chống chọi với các yếu tố gây hại bên ngoài.
Tuy nhiên, khi trẻ bị chàm Eczema thì hoàn toàn không lây truyền sang người khác. Đây cũng không phải là bệnh dịch. Cha mẹ có thể yên tâm nhé!
Dấu hiệu nhận biết chàm ở trẻ
– Da của trẻ khô ráp như bị kéo căng, bong vẩy nhỏ li ti hoặc nổi những mảng mẫn đỏ. Sau đó chúng hình thành nên những mụn nước lớn có chứa dịch. Mụn nước tự vỡ dần và để lại huyết thanh trên bề mặt da.
– Những vùng da bị gập thường chịu ảnh hưởng trực tiếp: vùng cổ, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân…
– Trẻ trằn trọc, khó ngủ, có các dấu hiệu hen suyễn và viêm mũi.
Phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị chàm Eczema
1. Dùng thuốc chứa dermocorticoit
Đối với trẻ bị chàm Eczema đang giai đoạn bú mẹ, thuốc kháng sinh có thành phần chứa dermoticoit vẫn là cách mang lại hiệu quả điều trị cao. Loại thuốc này có thể ở dạng kem, dạng gel hoặc thuốc rửa. Sau khi vùng da được vệ sinh sạch sẽ, thuốc được bôi trực tiếp lên da 1 lần mỗi ngày vào buổi tối. Lưu ý, không nên bôi thuốc lên da mặt, bởi với làn da mỏng manh của trẻ, thuốc có khả năng gây teo da. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng dùng cho phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.
2. Cách chăm sóc trẻ bị chàm Eczema trong thời gian bệnh
– Khi tắm cho trẻ, nên sử dụng nước ấm (khoảng 33 độ C). Cách tốt nhất là dùng sữa tắm chuyên dùng, không nên dùng sữa tắm thông thường. Việc tắm thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ. Nhờ vậy giúp giảm vi khuẩn cũng như hỗ trợ làn da trẻ hấp thu thuốc nhanh hơn.
– Trẻ bị chàm thường kèm theo sốt. Mẹ nên dùng khăn ấm lau mát cho trẻ khoảng 15 – 30 phút để hạ sốt.
– Tăng cường độ ẩm cho da của trẻ bằng cách dùng kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da. Có thể bôi ngày 2 lần. Lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc kem bôi nào cũng cần có ý kiến chỉ định của bác sĩ.
– Nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt. Có thể là chất liệu vải mềm, vải lụa hoặc cotton. Tránh cho trẻ mặc đồ có chất liệu vải len bởi nó rất dễ gây ngứa và dị ứng.
– Trẻ nên được ăn uống đầy đủ chất để phát triển toàn diện, nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng phòng chống bệnh. Theo một nghiên cứu của nhà khoa học Thụy Điển cho biết, trẻ dưới 9 tháng tuổi nếu khẩu phần ăn có cá thường xuyên sẽ giảm 25% nguy cơ mắc bệnh chàm Eczema. Đồng thời,trẻ cần được uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho da.
Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề trẻ bị chàm Eczema. Đây là một bệnh lý về da khá phổ biến nên chúng ta cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần biết cách điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách là được.
Theo Khoe.online tổng hợp