Khi bà bầu bị đau răng thì phải làm sao?

Tác giả: huong

Bà bầu bị đau răng là hiện tượng thường hay gặp, chắc hẳn hiện tượng đau răng này làm cho bà bầu rất khó chịu. Vậy khi bị đau răng bà bầu phải làm sao?

1. Nguyên nhân khiến đau răng khi mang thai

bà bầu bị đau răng
Đau răng là hiện tượng hay gặp trong quá trình mang thai có thể do rối loạn nội tiết tố bên trong

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị đau răng, dưới đây là những nguyên nhân chính:

Bị sâu răng

Những mảng thức ăn bám trên bề mặt răng lâu ngày không được làm sạch cũng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Các vi khuẩn bám trên cao răng và làm phá hủy cấu trúc răng.

Bà bầu bị ho nên làm gì để giảm thiểu triệu chứng?

Bà bầu bị ho có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới thai nhi cũng như sức khỏe cơ thể người mẹ do sức đề kháng lúc này bị suy giảm rất nhiều. Nếu tình trạng ho dai dẳng không dứt, cần nhận biết sớm nguyên nhân và…

Lúc ban đầu khi thức ăn mới bám thì vẫn không thấy hiện tượng gì nhưng khi lỗ sâu răng sâu hơi sẽ làm cho bà bầu đau nhức âm ĩ rất khó chịu.

Những bệnh về nướu

Khi mang thai lượng hóc môn tăng cao và sự tăng cao của hóc môn như vậy làm cho chân răng bị chảy máu và sưng tấy cho nên vi khuẩn dễ tấn công.

Chăm sóc răng miệng không tốt

Trong những tháng đầu thai kỳ mẹ bầu bị mẫn cảm với tất cả những gì có mùi và trong đó có thể có cả kem đánh răng, cho nên mẹ bầu có thể lười đánh răng hơn.

Hơn nữa lúc mang thai mẹ bầu hay thèm ăn vặt, ăn đêm… sau khi ăn xong thì đi ngủ ngay mà không đánh răng. Đây chính là điều kiện để vi khuẩn hoành hành.

Ảnh hưởng của răng khôn

Nguyên nhân gây đau răng có thể xuất phát từ răng khôn, khi răng khôn bị viêm nhiễm làm cho vùng lợi bao quanh răng khôn bị sưng nhức, thậm chí là bị sốt. Đối với những trường hợp này mẹ bầu nên đến nha sĩ để được tư vấn.

Không cung cấp đủ dinh dưỡng

Khi không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ làm cho cơ thể bị thiếu chất và có thể gây chảy máu chân răng, đặc biệt thời gian mang thai mẹ bầu nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhất là Vitamin, khoáng chất.

Bà bầu bị sôi bụng là do đâu?

Bà bầu bị sôi bụng, khó chịu nhưng khi đi khám, siêu âm và làm đủ các xét nghiệm nhưng vẫn không phát hiện được nguyên nhân, bác sĩ cũng không kê toa thì phải làm sao là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu khi gặp phải trường hợp…

2. Làm gì khi bà bầu bị đau răng?

bà bầu bị đau răng
Chườm đá lạnh có thể làm giảm cơn đau, gây tê tức thời

Bà bầu mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm cho nên mẹ bầu không được sử dụng thuốc giảm đau tùy tiện mà không được sự đồng ý của bác sĩ.

Khi bị đau răng các mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Chườm một ít nước đá lạnh lên vùng răng bị sưng sẽ làm giảm sưng tấy và gây tê tạm thời.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm, có thể pha nước muối ấm theo công thức 1 ly nước ấm với 1 muỗng muối, thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và đánh tan những mẫu thức ăn đang bị kẹt bên trong.
bà bầu bị đau răng
Súc miệng bằng nước muối ấm có thể loại bỏ bớt vi khuẩn trong miệng
  • Trường hợp cơn đau kéo dài với cương độ cao thì mẹ bầu không được chủ quan mà phải nhanh chóng đến nha sĩ để kiểm tra nguyên nhân chính là đâu và cách trị như thế nào.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phòng chống sâu răng,… không cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.

Bà bầu bị tê tay chân nên làm gì để cải thiện?

Rất nhiều bà bầu hiện nay thường xuyên gặp chứng tê nhức chân tay. Đây là tình trạng mà một phần nào đó ở tay và chân bị mất cảm giác hoặc cảm thấy như kiến bò, kim châm. Nó thường bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối thai…

3. Biện pháp ngăn ngừa sâu răng

bà bầu bị đau răng
Mẹ bầu nhớ đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày nhé!

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mà các mẹ bầu nên thực hiện theo:

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, khi cơ thể đảm bảo các chất dinh dưỡng thì nguy cơ mắc những bệnh về răng miệng sẽ giảm xuống.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.
  • Sau khi ăn xong nên dùng chỉ nha khoa để lấy những mẫu thức ăn đang bị kẹt trong kẽ răng.
  • Thường xuyên đi khám răng định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về răng.
  • Uống nhiều nước lọc để giữ cho miệng luôn sạch sẽ.

Mẹ bầu lưu ý không được sử dụng thuốc tùy tiện vì thời điểm này nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Theo Khoe.online tổng hợp