Bà bầu bị sôi bụng là do đâu?

Tác giả: sites

Bà bầu bị sôi bụng, khó chịu nhưng khi đi khám, siêu âm và làm đủ các xét nghiệm nhưng vẫn không phát hiện được nguyên nhân, bác sĩ cũng không kê toa thì phải làm sao là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu khi gặp phải trường hợp này.

bà bầu bị sôi bụng

Bà bầu bị sôi bụng là do đâu?

Hiện tượng sôi bụng ở bà bầu xảy ra khi đói hay khi ngửi và trông thấy những món ăn ngon hấp dẫn là hiện tượng rất bình thường. Đây là phản ứng của não bộ đối với hệ tiêu hóa.

Bà bầu bị tê tay chân nên làm gì để cải thiện?

Rất nhiều bà bầu hiện nay thường xuyên gặp chứng tê nhức chân tay. Đây là tình trạng mà một phần nào đó ở tay và chân bị mất cảm giác hoặc cảm thấy như kiến bò, kim châm. Nó thường bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối thai…

Đối với trường hợp sôi bụng sau khi ăn thì rất có thể là do nuốt phải quá nhiều không khí (trường hợp này thường gặp khi ăn, uống quá nhanh) hay do tư thế nằm, ngồi,… làm ép chặt bụng. Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống, một số loại thực phẩm nào đó như sữa, thức ăn nhiều đạm, nhiều chất xơ,… khiến cơ thể không hấp thụ được hay do cơ thể đang bị stress,… cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến chứng sôi bụng ở bà bầu.

Nhiều bà bầu mắc chứng không dung nạp được lactosa (một thành phần thường có trong sữa) do thành ruột non thiếu lactase. Khi dùng sữa có thành phần lactosa có thể gây ra hiện tượng sôi bụng, đầu hơi, nặng hơn có thể dẫn đến tiêu chảy, mất nước và mệt mỏi.

Cần chú ý những điều gì?

Trong trường hợp bà bầu bị sôi bụng do không dung nạp được lactosa thì chỉ cần điều chỉnh lại lượng sữa cần dung nạp vào cơ thể là có thể khắc phục được tình trạng này. Thông thường, trong 100 – 200 ml sữa có chứa khoảng 5 – 10g lactose, nếu bà bầu chỉ dung nạp khoảng nhiêu đây thì sẽ không có triệu chứng gì. Do đó, các mẹ bầu có thể giảm lượng sữa dùng mỗi ngày lại hoặc có thể pha sữa loãng hơn để dùng. Ngoài ra, để yên tâm hơn, các mẹ bầu có thể đổi sang loại sữa trong công thức không có chứa lactose. Tuy nhiên, những loại sữa khác nhau có thể gây ra những triệu chứng khác nhau. Cụ thể, sữa không béo có thể gây ra triệu chứng nặng hơn sữa chứa nhiều chất béo, sữa có socola sẽ gây ra những triệu chứng nhẹ hơn so với sữa không chứa socola,… do đó, khi đổi sang các loại sữa bất kì, các chị em cần hết sức chú ý cẩn thận.

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến và là mối lo của nhiều người trong đó có cả những phụ nữ đang mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, sức khỏe của bà bầu và thai nhi cực kỳ quan trọng và hết sức nhạy cảm, do đó khi…

Ngoài ra, bà bầu bị sôi bụng do không dung nạp được lactose cũng có thể sử dụng chế phẩm lactase bổ sung (dạng viên hoặc dạng nước) ngay trước khi uống sữa để khắc phục tình trạng sôi bụng do không dung nạp được lactose. Tuy nhiên, việc dùng bất kỳ các loại thuốc nào hay các loại chế phẩm bổ sung trong thời gian mang thai cũng cần phải được sự chỉ định của bác sĩ.

bà bầu bị sôi bụng

Cách khắc phục chứng sôi bụng ở mẹ bầu

Để khắc phục chứng sôi bụng khó chịu, các mẹ bầu cần chú ý những điều cơ bản như sau:

Lên danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho các mẹ bầu

Khi bước vào những tuần cuối của thai kì, thời điểm đứa con của bạn chào đời là không thể đoán trước. Do vậy chuẩn bị sẵn những vật dụng, đồ đạc cần thiết cho kì sinh nở là rất quan trọng và cần thiết, để người mẹ và gia…

Ăn uống sạch: Các mẹ bầu nên ăn chín, uống sôi, chế biến kỹ lưỡng, sạch sẽ. Tránh ăn các món quà vặt, các món ăn ven đường, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, đường,… Ngoài ra, các món ăn khác như: lòng lợn, tiết canh, rau sống, thực phẩm chế biến để qua đêm thì tuyệt đối không nên ăn.

Các thực phẩm cần tránh: thức ăn chua, cay; trái cây chua (thơm, bưởi, xoài,… dù ăn thấy ngọt nhưng vẫn có thể gây xót bao tử); thức ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ; các món chế biến với nhiều gia vị, bột ngọt,…; thực phẩm chế biễn sẵn, đóng hộp.

Cập nhật ngay những nhóm thực phẩm nên ăn và những nhóm thực phẩm không nên ăn, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng là cách tốt nhất để giảm thiểu các triệu chứng bà bầu bị sôi bụng hiệu quả.