Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Tác giả: sites

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến và là mối lo của nhiều người trong đó có cả những phụ nữ đang mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, sức khỏe của bà bầu và thai nhi cực kỳ quan trọng và hết sức nhạy cảm, do đó khi bà bầu bị trĩ việc điều trị cần được thực hiện kịp thời và đúng cách. Để giải tỏa được những mối lo khi bà bầu bị trĩ, bạn có thể tham khảo những kiến thức trong bài viết dưới đây.

bà bầu bị trĩ

Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ phải chịu sức nặng của bào thai nên dễ khiến các tĩnh mạch trĩ bị gión và dồn nén gây ra trĩ. Những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn, khi lượng máu lưu thông tăng lên dễ trở nên mệt mỏi, căng phỡnh lờn, việc tử cung mỗi ngày một lớn cũng khiến áp lục gia tăng nên các tĩnh mạch này nên là nguyên nhân gây trĩ.

Bà bầu bị ù tai có nguy hiểm không?

Bà bầu bị ù tai là tình trạng thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Quá trình phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của chính mình và của cả thai nhi. Vậy nguyên nhân, các triệu…

Những biến đổi của cơ thể khi mang thai khiến dễ bị nóng người, táo bón càng là nguyên nhân khiến bệnh trĩ gia tăng. Phụ nữ mang thai thường ngồi nhiều, ít vận động cùng với chế độ ăn uống chứa nhiều đạm, thiếu đi chất xơ, rau quả là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Việc bị táo bón lâu ngày và dùng nhiều sức khi đi vệ sinh khiến tỡnh trạng trĩ thêm nghiêm trọng.

Biểu hiện triệu chứng khi bà bầu bị trĩ

Hiện tượng chảy máu là biểu hiện thường thấy khi bị trĩ. Lúc đầu, chỉ có một ít máu dính trên phân, về sau máu có thể phun thành giọt, tia mỗi lần đi vệ sinh.

Biểu hiện tiếp theo đó là sa búi trĩ. Lúc đầu, khối nhỏ xuất hiện ở hậu môn khi đi vệ sinh rồi tự thụt vào, sau đó trở nặng thỡ lồi ra ngoài và không tự thụt vào được.

Đi kèm với đó là những cảm giác khó chịu, đau rát vùng hậu môn gây nên những phiền muộn, lo lắng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu.

Cách phòng tránh và điều trị cho bà bầu bị trĩ

bà bầu bị trĩ

Khi mang thai, bà bầu nên lưu ý những điều sau để có thể phòng tránh bệnh trĩ.

  • Cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nước và chất xơ để nhuận trường, tránh táo bón. Việc táo bón thường xuyên khiến việc đi tiêu khó khăn hơn, phải gắng sức rặn nhiều, tĩnh trong thành hậu môn bị giãn gây ra trĩ.
  • Luyện tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tuần hoàn máu.
  • Tư thế ngủ nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa. Tránh ngồi một chỗ quá lâu.
  • Khi đi vệ sinh, cần tránh ngồi xổm trong thời gian quá lâu. Tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng. Mẹ bầu nên đặt chân lên một chiếc ghế đẩu nhỏ khi đi vệ sinh. Như vậy sẽ giúp dễ đi hơn và giúp làm giảm áp lực lên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng khi đi vệ sinh. Nếu cảm thấy không cần, bạn có thể đứng dậy và rời khỏi nhà vệ sinh.
Bà bầu bị viêm họng chữa trị như thế nào?

Bà bầu bị viêm họng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Điều này không chỉ tác động đến sức khỏe của bà bầu mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.…

Bà bầu khi bị trĩ có thể điều trị như sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp nhuận tràng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, củ, quả.
  • Bà bầu bị trĩ nên bổ sung các loại thực phẩm nhuận trường như: khoai lang, chuối, rong biển, bí đỏ, đu đủ chín,..
  • Không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều gia vị, các thực phẩm có chứa nhiều muối, mặn. Vì những thực phẩm này có thể khiến việc đi vệ sinh của mẹ bầu trở nên khó khăn và gây đau.
  • Khi đi vệ sinh tránh dùng xà phồng, sữa tắm hay khăn ướt chà xát lên hậu môn, chỉ nên rửa bằng nước thường hoặc bằng nước ấm mỗi lần sau khi đi vệ sinh và dùng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm để lau sạch. Chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng vết thương.
  • Mặc quần lót rộng rãi, chất liệu dễ chịu, mềm mại, tránh chất liệu thô ráp để không chà xát, gây đau.
  • Tắm nước ấm để giảm cảm giác đau nhức.
  • Nằm nghiêng qua trái để giảm áp lực đè lên bụng. Động tác gác chân lên cao để khoảng 20 phút cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị trĩ.
  • Tập thể dục thường xuyên bằng cách đi bộ mỗi ngày để giúp tăng lưu thông máu, cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo bác sĩ sử dụng một số thuốc bôi trơn hậu môn, thuốc nhuận tràng,… để giảm đau và giúp việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn.

Và quan trọng hơn hết khi có những biểu hiện trĩ các mẹ bầu nên chủ động đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tham vấn điều trị kịp thời và hiệu quả. Chúc bạn luôn có được một sức khỏe khỏe mạnh.

Theo Khoe.online tổng hợp