Bà bầu bị quai bị có nguy hiểm không và nên điều trị như thế nào?

Tác giả: sites

Bà bầu bị quai bị thường có triệu chứng bệnh phát triển nhanh hơn so với những người bình thường. Do đó, nếu không được phát hiện và sớm có biện pháp xử trí thì rất có thể gây nguy hại đến thai nhi. Sau đây là những thông tin mà mẹ bầu cần biết để có biện pháp phòng tránh hoặc điều trị sớm cho căn bệnh này.

bà bầu bị quai bị

Bà bầu bị quai bị có nguy hiểm không?

Quai bị là loại bệnh nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây nên. Thông thường, quai bị rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm ở các bé từ 5 – 15 tuổi nhưng chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, kể cả phụ nữ đang mang thai (tỷ lệ 1 – 10/10.000 bà bầu).

Phụ nữ mang thai có thể dễ dàng mắc phải căn bệnh này nhất là vào khoảng tuần thai thứ 12 – 16 của thai kỳ. Thời gian ủ bệnh ở phụ nữ mang thai là từ 12 – 28 ngày. Bệnh quai bị có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, làm cho các tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi thông qua nhau thai, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh. Nếu bà bầu bị quai bị trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sẩy thai tăng cao (do các triệu chứng ốm, sốt kéo dài). Và với trường hợp ở 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị sinh non cao hoặc thậm chí có thể dẫn đến chết lưu.

Bệnh quai bị: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh không bị sẹo

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất ở trẻ em. Vậy bệnh quai bị nguy hiểm như thế nào, biến chứng ra sao và phương pháp nào điều trị bệnh hiệu quả nhất? Khi mắc…

Triệu chứng thường gặp

Khi mắc bệnh quai bị, các mẹ bầu sẽ có những triệu chứng như, mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau họng, amidan bị sưng to, má hoặc quai hàm bị sưng viêm, khó nhai và nuốt thức ăn. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 2 – 3 tuần (hoặc có thể lâu hơn) sau khi bị nhiễm virus quai bị và kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ khi mắc quai bị có thể bị sẩy thai hoặc trẻ bị dị dạng. Do đó, việc tầm soát và phòng tránh bệnh quai bị trước và trong quá trình mang thai là rất quan trọng mà các chị em cần phải hết sức chú ý cẩn thận.

Phòng tránh quai bị ở phụ nữ mang thai

bà bầu bị quai bị

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, tốt nhất, các chị em cần phải đi tiêm phòng quai bị trước khi có kế hoạch sinh em bé. Không nên đợi đến khi bắt đầu mang thai mới đi tiêm phòng. Bởi vacxin phòng ngừa bệnh quai bị này có chứa virus sống, chúng có thể xâm nhập vào thai nhi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, việc tiêm ngừa bệnh quai bị này cần được thực hiện trước khi có ý định mang thai một tháng.

Bên cạnh đó, các chị em cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh (hoặc nghi ngờ là mắc bệnh) quai bị để tránh bị lây nhiễm.

Cách chăm sóc và điều trị khi bà bầu bị quai bị

Cách chữa quai bị cho bà bầu

Trong lúc mang thai lại mắc bệnh quai bị cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vậy chỉ khi phát hiện mình có những dấu hiệu cần phải điều trị ngay, vậy cách chữa quai bị cho bà bầu như thế nào là tốt nhất?…

Khi phát hiện có những biểu hiện mắc bệnh quai bị kể trên, các chị em cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có những biện pháp xử trí kịp thời. Bệnh quai bị đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ có biện pháp để giúp làm thuyên giảm các triệu chứng sưng, viêm, đau nhức, khó chịu của bệnh.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên chú ý thêm những điều sau:

– Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng.

– Uống nhiều nước.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để tăng đề kháng cho cơ thể.

– Giữ gìn, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn để hạn chế sự phát triển, gây viêm nhiễm của vi khuẩn.

– Đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.

– Cần kiêng gió và kiêng lạnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng thêm. Tốt nhất, các mẹ bầu nên vệ sinh thân thể bằng nước ấm.

Ngoài ra, các mẹ bầu cần chú ý tuyệt đối không tự ý dùng bất kì loại thuốc nào nếu không được sự đồng ý của bác sĩ. Các mẹ bầu nên hỏi thăm thêm những điều cần kiêng cử và tuân thủ theo đầy đủ các chỉ định của bác sĩ để bệnh có thể thuyên giảm, không gây biến chứng và ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ bầu đừng quên đi khám thai định kỳ để biết bé có đang được phát triển khỏe mạnh hay không nhé.

Trên đây là những thông tin cần biết khi bà bầu bị quai bị. Hy vọng những thông tin cung cấp trên có thể giúp ích cho các mẹ bầu phòng tránh cũng như có biện pháp điều trị kịp thời căn bệnh này. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Theo Khoe.online tổng hợp