Bà bầu bị táo bón và những điều cần quan tâm

Tác giả: sites

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường gặp phải rất nhiều những vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó táo bón là tình trạng thường gặp nhất. Do trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ mang thai có những thay đổi trong chế độ ăn uống của mình làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn đến những rối loạn trong đó có táo bón. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị khi bà bầu bị táo bón, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé

bà bầu bị táo bón

Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón

Những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng táo bón ở những phụ nữ mang thai có thể được biết đến như sau:

Bà bầu có nên uống sắt và canxi cùng lúc không?

Sắt và canxi là 2 dưỡng chất cần thiết không thể thiếu trong những tháng thai kì. Chính vì tầm quan trọng đó mà các bà bầu thường được các bác sĩ yêu cầu bổ sung thêm canxi và sắt để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.…

  • Trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ đường ruột và quá trình tiêu hóa. Sự rối loạn trong hệ tiêu hóa gây nên áp lực lên đường ruột làm cho việc đào thải ra ngoài gặp khó khăn.
  • Khi mang thai, cơ thể phụ nữ dễ bị mất nước khi nôn ói do nghén, hoặc khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ khiến đường ruột bị chèn ép cũng có thẻ khiến cho bà bầu bị táo bón. Việc bầu bì khiến phụ nữ đi lại khó khăn, lười vận động cũng là nguyên nhân bà bầu dễ bị táo bón.
  • Chế độ ăn của người mang thai cũng thường có nhiều thay đổi, hoặc do ốm nghén việc ăn uống cũng khó khắn, chế độ ăn không bổ sung đủ các chất xơ, rau, quả, uống nhiều nước. Những điều này có thể khiến chất thải trong ruột bị khô cứng, khó khăn khi đào thải ra ngoài.
  • Nhưng ngược lại nếu bổ sung quá dư thừa chất xơ, chất sắt cũng khiến hệ tiêu hóa dễ tắt nghẽn. Do đó ngoài bổ sung dinh dưỡng bà bầu cũng nên lưu ý cân bằng với chế độ ăn uống hợp lý.

Những tác hại của việc táo bón khi mang thai

Ngoài những khó chịu khi bị táo bón, bà bầu cũng hết sức lưu ý đến những ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Khi  bị táo bón, chất thải và khí đọng lại trong ruột không được thoát ra ngoài gây khó chịu, đầy bụng…Do đó, việc ăn uống cũng khó khăn dẫn đến có thể khiến thiếu hụt chất dinh dưỡng nuôi bào thai.

Nguy hiểm hơn, lúc đi vệ sinh cần sử dụng lực nhiều nên có nguy cơ sẩy thai. Các chất thải bị tích tụ trong ruột có thể sinh độc rồi hấp thụ vào máu dẫn đến nhiễm độc ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị dị ứng mẫn ngứa phải làm sao?

Do hệ miễn dịch bị suy giảm khi mang thai nên bà bầu rất dễ dị ứng với các yếu tố bất lợi của môi trường. Mẫn ngứa là triệu chứng mà nhiều thai phụ thường gặp phải. Vậy các bà bầu bị dị ứng mẫn ngứa nên làm gì…

Những thực phẩm tốt cho bà bầu bị táo bón

  • Uống nhiều nước: Bà bầu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày, một ngày cung cấp đủ nước à 8-10 ly nước để tránh cơ thể bị mất nước khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng khi mang thai: Phụ nữ mang thai cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, cam, chuối, đu đủ, khoai lang, bí đỏ, dưa lê, các loại cây họ đậu. Lưu ý, bổ sung chất xơ cần từ từ, việc ăn quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Sữa chua cũng có thể giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa của bà bầu giúp dễ tiêu và hấp thu tốt dinh dưỡng.
  • Điều chỉnh liều lượng sắt và canxi bổ sung: Lượng sắt và canxi bổ sung vào cơ thể nên theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự uống theo ý mình. Vì nếu khoáng chất bổ sung vào cơ thể bị dư thừa sẽ gây áp lực lên đường ruột do cơ thể không thể hấp thụ hết từ đó làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Chiên, xào bằng dầu oliu: Các món chiên xào nhiều dầu mỡ có thể khiến tình trạng táo bón ở bà bầu thêm trầm trọng. Vì vậy, nếu yêu thích các món chiên xào, bạn nên dùng dầu ăn oliu sẽ tốt hơn cho dạ dày.

Trên đây là những chia sẻ về những vấn đề gặp phải của bà bầu bị táo bón. Hy vọng bạn đã có thể tìm được cho mình những kiến thức bổ ích trong việc phòng và điều trị hiệu quả táo bón cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ. Chúc bạn luôn có được một sức khỏe khỏe mạnh và hãy nhớ chia sẻ những kiến thức với những người khác để cùng sống khỏe mỗi ngày.

Theo Khoe.online tổng hợp