Lên danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho các mẹ bầu

Tác giả: huong

Khi bước vào những tuần cuối của thai kì, thời điểm đứa con của bạn chào đời là không thể đoán trước. Do vậy chuẩn bị sẵn những vật dụng, đồ đạc cần thiết cho kì sinh nở là rất quan trọng và cần thiết, để người mẹ và gia đình không phải lúng túng trước thời khắc quan trọng. Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh sau đây chắc chắn các mẹ bầu sẽ không thể bỏ qua.

chuẩn bị đồ đi sinh

1. Giấy tờ trước khi vào bệnh viện

Để tránh xảy ra những sai sót bất ngờ khiến các mẹ không thể nhập viện, vào phòng chờ sinh kịp thời, hãy lưu ý chuẩn bị thật kĩ những giấy tờ cần thiết để đảm bảo người thân có thể hoàn thiện thủ tục nhập viện nhanh chóng.

Một số giấy tờ cần thiết là:

  • Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân liên quan. Nên photocopy thêm vài bản.
  • Bảo hiểm y tế nếu có.
  • Sổ khám thai, các loại giấy tờ bệnh viện yêu cầu đã chuẩn bị từ trước.
  • Bản kế hoạch sinh con.
  • Tiền để đóng phí tạm ứng, viện phí điều trị. Chi phí dao động từ 2-5 triệu đối với đẻ thường, 5-10 triệu đẻ mổ. Các dịch vụ bệnh viện cao cấp thì từ 20 – 35 triệu đồng.

2. Đồ cho bé

Chắc chắn rồi, mẹ cần chuẩn bị rất nhiều vật dụng cho bé trong những ngày ở bệnh viện. Một số bệnh viện tư sẽ cung cấp đầy đủ vật dụng cá nhân cho mẹ và bé những ngày ở viện, nhưng nếu không tin tưởng, hoặc bệnh viện không cung cấp, mẹ nên chuẩn bị một số thứ sau:

Đồ vải

  • Áo cho bé: 10 cái size nhỏ và 10 cái size lớn, có thể chọn loại cho bé trai hoặc bé gái nếu đã xác định được giới tính của bé.
  • Tã vải (loại có thể dán được 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ, 10 cái cỡ lớn.
  • Miếng tã lót: 2-3 gói, bình quan một ngày dùng 8-10 tiếng.
  • Bỉm cỡ nhỏ: 2 gói, để mặc khi đi ngủ và khi chích ngừa.
  • Vớ tay, vỡ chân: 10 đôi mỗi loại.
  • Nón cho bé: 5-10 cái. Chọn chất liệu vải mềm, len mỏng nhẹ, không xốp.
  • Khăn lông lớn, loại mềm: 10 cái nhiều kích cỡ để quấn người bé, kê đầu cho bé nằm, lau khô khi tắm.
  • Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ, 30 cái lớn để lâu người, kê cho bé khi bú.
  • Nệm lót mông (loại chống thấm nước): 1 cái hoặc mua khăn lót mông: 15 cái.
  • Yếm cho bé: 10 cái.
  • Áo khoác hoặc chăn mềm: Để bao người cho bé khi đi chích ngừa, đi về.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có nguy hiểm tới thai nhi

Đau bụng tiêu chảy khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc tháng cuối thai kỳ khiến các mẹ bầu khá lo lắng vì không biết có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do ăn uống không đảm bảo…

chuẩn bị đồ đi sinh

Dụng cụ ăn uống

  • 1-2 bình sữa mini có núm cao su mềm: để cho bé bú khi mẹ chưa có sữa.
  • 1 bình sữa loại vừa, cổ to: để làm ly pha bột.
  • 1 hộp sữa bột cho trẻ mới sinh có thể uống.
  • Ly + muỗng nhựa cho bé để đút nước cho bé uống.
  • Máy khử trùng bình sữa: nếu có.
  • Bình đun nước sôi.
  • Dụng cụ vệ sinh
  • Cây rữa bình sữa: không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa
  • Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào chậu tắm)
  • Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)
  • Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau
  • Chậu đựng đồ dơ để giặt
  • Rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng)
  • Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp)
  • Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ
  • Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm
  • Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm
  • Nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ
  • 1 bình xịt nước biển (Sterimar-Pháp) để xịt cho bé hơn 3 tháng: dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về
  • Ống hút mũi: loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút
  • Nhiệt kế: đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi chích ngừa
  • Cồn 70 độ (lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng)
  • Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
  • Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm): tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè cho bé+giảm dần miếng lót
  • Dầu khuynh diệp/hoặc dầu chàm: nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da)
  • Dầu gội+ tắm cho bé
  • Dầu baby oil: 1 chai nhỏ (dùng khi em bé bị cứt trâu trên đầu)
  • Bô cho bé, nên lựa loại có lưng tựa, bô thấp vừa, tập ngồi bô khi bé biết ngồi
Nên làm gì khi bà bầu bị đi ngoài?

Mang thai là một giai đoạn không hề dễ dàng vì không chỉ phải lo cho thai nhi mà cả sức khỏe của người mẹ cũng cần nhiều lưu ý cẩn thận. Đặc biệt là khi bà bầu bị những chứng bệnh thường gặp như tiêu chảy, nôn ói... Sau…

chuẩn bị đồ đi sinh

2. Đồ cho mẹ

Mẹ cần chuẩn bị những món đồ sau cho mình

  • Vài bộ quần áo mềm, mỏng, sạch, thoải mái. Có thể chọn các loại đồ pyjama, với áo được cài nút để thuận tiện cho bé bú.
  • Áo ngực loại chuyên dụng cho mẹ đang cho con bú (nếu muốn).
  • 4-5 đôi vớ chân, thời tiết nóng thì nên chọn loại vớ da mỏng.
  • Dép đi trong nhà, loại mềm, bít mũi.
  • Băng vệ sinh cho bà đẻ hoặc bỉm người lớn cho những ngày đầu sau sinh.
  • 1 gói quần lót giấy (10-15 cái).
  • Ly thủy tinh và muỗng cho mẹ pha sữa.
  • Dầu dừa hoặc dầu chàm để bôi chân sau khi tắm xong cho ấm người.

Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh trên đây hy vọng giúp các mẹ có thể chuẩn bị hành lý dễ dàng hơn. Chúc các mẹ có một kì sinh nở thật thuận lợi.

Theo khoe.online tổng hợp