Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có nguy hiểm tới thai nhi
Tác giả: uyennguyen
Đau bụng tiêu chảy khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc tháng cuối thai kỳ khiến các mẹ bầu khá lo lắng vì không biết có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy khi bà bầu bị đau bụng đi ngoài cần có biện pháp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Tiêu chảy khi có bầu có nguy hiểm tới thai nhi không?
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày. Bà bầu rất dễ bị mất nước nếu bị tiêu chảy nặng gây ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ cũng như của bé. Do đó cần phải bổ sung nước và các chất điện giải kịp thời. Ngoài nước lọc, nên uống bổ sung nước trái cây và oresol.
Triệu chứng thường gặp khi bà bầu đau bụng tiêu chảy là các cơn đau cùng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng. Một số trường hợp có kèm theo nôn mửa, đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotaviru rất dễ làm người bệnh cảm thấy kiệt sức. Đáng ngại hơn là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm, đe dọa sự an toàn của thai nhi. Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm, nghiêm trọng hơn có thể chết trong bụng mẹ.
Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy
Để phòng bệnh, bà bầu nên ăn chín, uống nước đun sôi. Không nên ăn các loại rau sống, gỏi, thịt tái vì rất dễ nhiễm khuẩn. Tốt nhất không nên ăn uống ở những hàng quán ngoài đường.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý khi chọn các loại thực phẩm, thức ăn, đồ uống an toàn với hệ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa chua, khoai tây…Ngoài ra các loại rau củ quả có nhiều chất xơ, vitamin và sắt. Sắt được chứng minh là một nguyên tố có khả năng ngăn ngừa hội chứng tiêu chảy cho bà bầu. Tránh nhóm thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị, hàm lượng chất béo cao. Hạn chế ăn cá biển, tôm, ốc, cua…vì rất dễ gây dị ứng, tiêu chảy cho mẹ bầu.
Hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường kém hơn bình thường. Do vậy, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Tiêm phòng cho bà bầu là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi tránh khỏi những nguy hiểm. Các loại vacxin cần tiêm phòng…
Điều trị triệu chứng bị đi ngoài khi mang thai
Đối với tình trạng tiêu chảy nhẹ khi mang thai sẽ tự khỏi nếu ăn uống khoa học. Tuy nhiên, với tiêu chảy nặng phụ nữ mang thai có thể mất nước chỉ trong thời gian ngắn. Bà bầy không nên xem thường khi bị tiêu chảy, nếu thấy bệnh nặng hơn sau 2 ngày cần đi khám càng sớm càng tốt. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc theo mách bảo của người không có chuyên môn. Nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho thai nhi.
Bà bầu bị tiêu chảy nên đi khám bác sĩ nếu gặp tình trạng như:
– Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.
– Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.
– Phân chứa máu.
– Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.
– Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.
Ngoài ra, bà bầu nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất, tránh những loại nước có ga, nước ngọt. Tiêu chảy là một chứng bệnh khó chịu, các mẹ thường cảm thấy mệt mỏi vì vậy bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Một số phương pháp dân gian chữa bà bầu bị đau bụng đi ngoài
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, có một số cây nhà lá vườn điều trị tiêu chảy cho bà bầu khá hiệu quả nhưng lại rất dễ kiếm. Bà bầu có thể tham khảo một số phương pháp dân gian như sau:
Búp ổi non
Cách 1: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối, nuốt cả bã
Cách 2: Dùng 12 – 20 gam búp ổi hoặc lá ổi non, 10 gam gừng nước hoặc 10 – 12 gam củ riềng khô, 10 – 12 gam vỏ quýt khô. Cho hỗn hợp này vào ấm, sắc với 500 ml nước đến khi còn 200 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày trước mỗi bữa ăn.
Đau bụng là triệu chứng xảy ra thường xuyên trong suốt thai kỳ nhưng mẹ không được chủ quan mà nên cẩn trọng tìm hiểu rõ các nguyên nhân, đặc biệt là các cơn đau ở tháng cuối. Vậy mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm có nguy hiểm…
Lá mơ với trứng gà
Lá mơ lông được xem là một vị thuốc chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ hiệu quả. Lá có vị đắng, chát nhưng có tính hàn, sát khuẩn cao. Dùng 100 gam lá mơ tía rửa sạch, ngâm trong muối loãng khoảng 5 phút ròi để ráo nước. Dùng dao thái lá mơ thật nhỏ, cho vào bát rồi đập 1 quả trứng gà, muối cho vừa miệng. Trộn đều rồi cho vào chảo nóng được lót lá chuối dưới đáy, sau đó dùng lá chuối còn lại đậy lên hỗn hợp trứng rau mơ, trở đều 2 mặt cho chín dần. Ngoài ra bạn cũng có thể hấp cách thủy, ăn ngày 2 – 3 lần để giúp ổn định đường ruột.
Nước gạo rang
Đem một ít gạo tẻ đi rang vàng sau đó tán nhỏ thành bột mịn hòa với một ít nước cơm, uống ngày 2 -3 lần. Lưu ý nên uống lúc còn nóng để tăng cường hiệu quả chữa bệnh nhé.
Ngoài những bài thuốc trên, vỏ măng cụt, lá củ cải, lá lựu, đường đỏ hay trà gừng cũng là một trong những phương pháp giúp giảm triệu chứng khó chịu khi tiêu chảy cũng như rất an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người và các biểu hiện của bệnh mà mẹ bầu không nên áp dụng những biện pháp trên mà cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, nhất là tiêu chảy cấp.
Sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn so với người bình thường và mức độ nguy hiểm tới cả mẹ và bé cũng cao hơn. Do vậy, bà bầu cần phải chú ý chế độ ăn uống mỗi ngày, nếu xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, bồn nôn cần theo dõi và thăm khám bác sĩ kịp thời để tránh ảnh hưởng xuất đến thai nhi.
Theo Khoe.online tổng hợp