Nhận biết dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Tác giả: uyennguyen
Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên thường rất mơ hồ và không rõ ràng nên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận quan sát các biểu hiện của cơ thể trùng khớp với các dấu hiệu dưới đây thì rất có thể bạn đã mang thai.
- Nguyên nhân gây ê mông khi mang thai và cách khắc phục
- Hiện tượng chuột rút khi mang thai thời kỳ đầu
Nhận biết dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Cổ tử cung xuất hiện chất nhầy dạng đặc
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai tuần đầu, cổ tử cung sẽ xuất hiện các chất nhầy dạng đặc. Đây được xem là dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất và cũng là sự thay đổi đầu tiên của cơ thể. Dịch nhầy sẽ bít chặt cổ tử cung lại để ngăn các tác nhân xấu bên ngoài hay bên trong thông qua âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi.
Người mệt mỏi, khó thở
Sau khi thụ thai hormone progestrrone tăng cao làm cho nhiệt độ cơ thể người phụ nữ thường tăng, tim đập nhanh, hay hồi hộp. Điều này dễ gây mệt mỏi, nhất là người mới có thai lần đầu rất dễ rơi vào tình trạng kiệt sức. Ngoài ra, trong vài tháng đầu bạn có thể cảm thấy khó thở vì lượng oxy không cung cấp đủ cho thai nhi.
Đau căng tức ngực
Ngực căng, đau tức hay phát triển to hơn so với mức bình thường, nhũ hoa chuyển màu sẫm hơn, tay nổi các tĩnh mạch cũng là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên.
Tần suất đi tiểu tăng
Khi mang thai, chị em thường uống nhiều nước hơn, cơ thể sản sinh ra nhiều chất lỏng khiến thận phải hoạt động hết công sức. Do vậy tần suất đi tiểu của bà bầu thường tăng. Đây là một dấu hiệu bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Khó chịu với nhiều mùi
Xúc giác và vị giác của người phụ nữ khi mang thai nhạy cảm hơn bình thường. Do vậy mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu với nhiều mùi như mùi dầu mỡ, nước xả vải, dầu gội, đồ ăn…
Quan hệ không có biện pháp phòng hộ có thể dẫn đến khả năng mang thai cao. Nếu chưa có kế hoạch sinh con trong thời gian gần và đang thực hiện kế hoạch gia đình thì nên lưu ý đến các biện pháp tránh thai an toàn. Cách tính…
Dễ cáu bẩn, nổi nóng
Lượng hormone trong cơ thể thay đổi nên tâm trạng của các mẹ bầu thường thay đổi thất thường. Chẳng hạn như dễ cáu bẩn, nổi nóng, ít nói, dễ kích động, trí nhớ giảm sút, ngủ nhiều, dễ stress. Do đó, rất dễ mắc bệnh trầm cảm khi mang thai. Vì vậy, các ông chồng cũng như người thân phải đặc biệt quan tâm, động viên cùng bà bầu vượt qua giai đoạn căng thẳng này.
Thường xuyên đau nhức ở lưng
Rất nhiều chị em nhầm tưởng đau lưng là dấu hiệu chuẩn bị đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng khi mới có thai cũng có các biểu cơn đau lưng. Nguyên nhân là do cơ bụng trở nên lỏng lẻo khiến dây chằng ở lưng phải kéo dãn và hoạt động nhiều hơn tạo ra các cơn đau nhức, mỏi ở lưng, nhất là hai bên hông.
Chậm kinh nguyệt
Sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ thay đổi. Tuy nhiên một số chị em phụ nữ có kinh nguyệt không đều cũng sẽ có hiện tượng này. Do đó để chắc chắn, bạn nên đi siêu âm để xác định chính xác có mang thai hay không.
Dương tính với que thử thai
Dùng que thử thai là phương pháp phổ biến để biết chắc chắn mình có thai hay chưa. Que báo hiệu dương tính (hai vạch hoặc dấu +) là có thai, ngược lại que báo âm tính ( 1 vạch hoặc dấu –) là không mang thai.
Xuất hiện các đốm máu nhỏ có thai hay không?
Khi đi vệ sinh hoặc ở quần lót xuất hiện các đốm máu nhỏ thì rất có thể bạn đã mang thai. Biểu hiện này thường xảy ra vào tuần thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ tương đương với 4 -5 tuần sau khi thụ thai. Đốm máu xảy ra khi phôi thai đã bám vào thành của tử cung có màu nâu đậm. Tuy nhiên ra máu nhẹ cũng là dấu hiệu của sả thai sớm hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, bạn nên theo dõi và quan sát thường xuyên. Nếu thấy bụng đau dữ dội thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và chuẩn đoán.
Xét nghiệm máu khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé và những nguy cơ dị tật có…
Mang thai tuần đầu tiên đã thèm ăn chưa
Mang thai tuần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng, khó ăn uống thay vì thèm ăn. Cảm giác ăn không ngon miệng xảy ra phổ biến ở các mẹ bầu và thường kéo dài suốt 3 tháng đầu.
Khi nào mẹ bầu có dấu hiệu buồn nôn
Buồn nôn hay còn gọi là ốm nghén bắt đầu xảy ra vào tuần thứ 2 sau khi thụ thai (tương đương 4 tuần thai kỳ). Tuy nhiên, do cơ địa và tình trạng sức khỏe, một số trường hợp ốm nghén có thể xảy ra ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Ở mức độ nhẹ biểu hiện của ốm nghén là buồn nôn, khó chịu khi ngửi thấy mùi thức ăn…Mức độ nặng có thể nôn ói cả ngày và không thể ăn uống gì.
Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, các cơn ốm nghén sẽ chấm dứt và mẹ có thể ăn uống bình thường. Trong thời gian này, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Không nên ăn các loại thức ăn lạ để phòng tránh dị ứng cho bà bầu.
Với những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên ở trên chắc chắn bạn có thể biết được mình có thai hay chưa rồi phải không. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác một lần nữa. Phát hiện mình có thai sớm giúp bạn bổ sung kịp thời các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe của bé và bà bầu.
Theo khoe.online tổng hợp