Xét nghiệm máu khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần thiết

Tác giả: uyennguyen

Xét nghiệm máu khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé và những nguy cơ dị tật có thể xảy ra.

1.Vì sao mẹ bầu cần xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu cho bà bầu giúp phát hiện những vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe cả thai phụ và em bé, từ đó có những điều chỉnh trong chế độ ăn uống, chăm sóc, làm việc kịp thời. Cụ thể, tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu cho thai phụ như sau:

Phát hiện hội chứng Down ở thai nhi

Vào quý đầu tiên của thai kỳ, ngoài các thủ tục thăm khám thông thường, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện hội chứng Dowm ở bé.

Biết được nhóm máu

Mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu của mình để chuẩn bị nhóm máu phù hợp phòng khi cần phải truyền máu gấp, đặc biệt là nhóm máu B, AB. Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, cần phải kiểm tra Rh+ hay Rh-, kháng nguyên Rh- cực hiếm, theo thống kê chỉ có 0.08% người Việt Nam có kháng nguyên này. Nếu mẹ là âm tính Rh- mà bố dương tính Rh+ thì bé sinh ra có thể mang kháng nguyên Rh+. Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra những kháng thể phá hủy hồng cầu của thai nhi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để giải quyết trường hợp này, các bác sĩ thường tiêm cho cơ thể Globulin miễn dịch Rh để ngăn chặn các kháng thể chống Rh+.

Xét nghiệm máu khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần thiết
Mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu của mình để phòng trường hợp thiếu máu khi sinh

Kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu là một cách giúp bạn biết được hàm lượng Heamoglobin có trong máu, nếu Heamoglobin trong máu thấp là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang thiếu sắt. Khi mang thai, cơ thể sản phụ cần được bổ sung lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất Heamoglobin, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, cung cấp oxy vào hồng cầu. Do vậy tình trạng thiếu sắt kéo dài sẽ khiến bé chậm phát triển và mắc dị tật.

Hồng cầu có gì bất thường hay không

Hồng cầu có hình liềm hoặc thalassaemia là 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu dẫn đến tình trạng chóng mặt, đau đầu và thiếu máu ở mẹ cũng như cản trở sự phát triển của thai nhi.

Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella, Cytomegalo

Virus Rubella có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vắc xin nhưng nếu mẹ bầu chưa được miễn dịch thì khi mang thai rất dễ bị virus này tấn công gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, một số dị tật liên quan đến thị giác, tính giác, tim mạch.

Cytomegalo là loại virus lây truyền qua tiếp xúc thông thường và bệnh chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Bệnh thường không để lại biến chứng gì lớn đối với người bình thường, tuy nhiên nếu người nhiễm bệnh là phụ nữ có thai thì hệ quả có thể là sảy thai, dị tật bẩm sinh về thị giác, thính giác.

Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp mẹ kiểm tra thai thi có mắc bệnh giang mai hay không, tìm kháng thể HIV, chuẩn đoán viêm gan B để có hướng điều trị phù hợp ngay từ lúc đầu.

2.Khi xét nghiệm máu bà bầu có cần nhịn ăn

Thời điểm tốt nhất để tiến hành lấy máu là vào buổi sáng. Để đảm bảo độ chính xác, bạn nên nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, các chất kích thích như rượu, chè, cà phê trong vòng 12 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm. Sau khi ăn các chất dinh dưỡng sẽ được phân hủy và chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Lượng đường trong máu sẽ tăng cao, do vậy nếu lấy máu xét nghiệm kết quả sẽ không chính xác.

Tuy nhiên không phải trường hợp xét nghiệm máu nào cũng phải nhịn đói. Đối với một số bệnh cần kiểm tra đường huyết như bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật cần phải nhịn ăn 12 giờ. Còn những bệnh xét nghiệm khác như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer bạn có thể ăn uống bình thường.

Xét nghiệm máu khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần thiết
Để đảm bảo độ chính xác, khi xét nghiệm bà bầu cần nhịn ăn

3.Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền?

Mức phí xét nghiệm máu phụ thuộc vào từng cơ sở y tế, loại xét nghiệm là gì, kỹ thuật xét nghiệm nào do vậy rất khó để có thể định một mức giá cụ thể.

Tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh mức giá xét nghiệm được niêm yết sẵn, cụ thể như:

Huyết đồ: 60.000 đồng

Đường huyết: 25.000 đồng

Nhóm máu: 70.000 đồng

TS, TP, TCA: 100.000 đồng

HIV: 100.000 đồng

Ở bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chi phí xét nghiệm máu để xác định nhóm máu ABO và Rh khoảng 120.000 đồng, định nhóm máu Rh có giá 60.000 đồng.

Các chị em không nên quá lo lắng về số tiền khi xét nghiệm máu vì nó không quá đắt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các dịch vụ mà bạn lựa chọn sẽ có mức giá được niêm yết sẵn. Bà bầu có thể tham khảo bảng giá tại các website cơ sở y tế định xét nghiệm hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ để chọn gói xét nghiệm cho phù hợp nhất.

4.Một số xét nghiệm cần thiết cho thai phụ

Ngoài siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé, mẹ cũng cần phải tiến hành một số xét nghiệm cần thiết theo lịch định kỳ của bác sĩ để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh và không mắc phải các dị tật khi sinh.

Đo độ mờ da gáy

Độ mờ da gáy ( Nuchal translucency, viết tắt là NT) là phương pháp siêu âm thai để kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chuẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc phải hội chứng Down. Đồng thời bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả đó để xem sản phụ có cần xét nghiệm chọc dò ối hay lấy mẫu nhung màng đệm ở tuần 16 – 17 của thai kỳ hay không.

Vào tuần thứ 11 – 14 sau khi mang thai tức quý 1 của thai kỳ, mẹ nên được đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi mẹ cũng như xét nghiệm Double test để xác định tỉ lệ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Nếu kết quả tính toán độ mờ da da gáy < 3mm thì nguy cơ mắc Down rất thấp, mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu độ mờ da gáy từ 3.5 – 4.4 mm thì tỉ lệ nhiễm sắc thể là 21.1% và ≥ 6.5 mm thì tỉ lệ nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.

Xét nghiệm Triple test

Trip test là xét nghiệm nhằm biết được thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hay không. Thông thường từ tuần thứ 15 – 20 thai kỳ, mẹ nên được tiến hành lấy máu để xét nghiệm Triple test và chỉ sau vài ngày thai phụ đã nhận được kết quả.

Siêu âm 3-4 chiều

Siêu âm 3 – 4 chiều với hình ảnh siêu âm rõ nét và được thực hiện theo đúng lịch trình hướng dẫn sẽ giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có, từ đó kịp thời đưa ra những cách xử lý phù hợp. Thai phụ cần được siêu âm ít nhất là 3 lần và vào 3 thời điểm sau:

– Thai nhi 12 tuần tuổi: đo độ mờ da gáy, tính phần trăm bé mắc phải hội chứng Down.

– Thai nhi 22 tuần tuổi: Biết được hình dạng, kích thước thai nhi, nước ối, cấu trúc cơ thể. Nếu thai có dị tật nặng phải có thể cho sản phụ sinh non.

– Thai nhi 32 tuần: đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. So với siêu âm đen trắng, siêu âm màu sẽ thể hiện những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch rõ ràng bằng màu sắc. Theo quy ước khi dòng máu hướng về đầu dò siêu âm sẽ có màu đỏ, ngược lại dòng máu rời xa đầu dò siêu âm sẽ hiển thị màu xanh.

Xét nghiệm máu khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần thiết
Siêu âm 4 chiều giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm này tương đối nhanh và đơn giản nên trong mỗi lần khám thai, sản phụ nên làm xét nghiệm nước tiểu. Lưu ý là không nên lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối để tránh kết quả dương tính với albumin. Tốt nhất nên lấy nước tiểu giữa quãng, nếu kết quả xuất hiện albumin thì rất có khả năng mẹ bầu đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tiểu đường. Khi mẹ mắc phải các bệnh này thì nguy cơ thai nhi bị dị tật như khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai có kích thước lớn gây khó khăn khi sinh, suy hô hấp hay viêm phế quản.

5.Lịch khám thai, siêu âm, xét nghiệm và địa chỉ xét nghiệm máu uy tín

Lịch khám
Thai kỳ
Nội dung
Lần 1Tuần thứ 5– Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 2Tuần thứ 8– Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 3Tuần thứ 12– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 4Tuần thứ 16– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Xét nghiệm máu (Tripple test)
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống canxi, sắt và magie B6
– Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)
Lần 5Tuần thứ 20– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
Lần 6Tuần thứ 22– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
Lần 7Tuần thứ 26– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
– Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)
Lần 8Tuần thứ 30– Xét nghiệm máu, thử tiểu
– Làm thủ tục đăng ký đẻ
– Tiêm phòng uốn ván (AT1)
– Khám thai, siêu âm 2D
– Uống vi chất dinh dưỡng
– Uống canxi, sắt
– Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh
Lần 9Tuần thứ 32– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Khám thai
– Thử tiểu
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 10Tuần thứ 34
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Tiêm phòng uốn ván (AT2)
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 11Tuần thứ 36– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 12Tuần thứ 38– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 13Tuần thứ 39– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 14Tuần thứ 40– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Gợi ý một số địa chỉ xét nghiệm máu uy tín

Tại Hà Nội

– Bệnh Viện Thu Cúc

– Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Gia

Tại TP. Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Từ Dũ

– Bệnh Viện Hùng Vương

– Bệnh Viện Mê Kong

Xét nghiệm máu khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần thiết để phát hiện những dấu hiệu bất thường, xử trí kịp thời góp phần đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé luôn tốt nhất. Vì vậy, bà bầu nên tuân thủ đúng lịch trình thăm khám, xét nghiệm và tiêm đầy đủ các loại vắc xin nhé.