Bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai nên làm gì?
Tác giả: huong
Viêm nhiễm phụ khoa có tỷ lệ xuất hiện cao ở nữ giới ở bất kì thời điểm nào và ngay cả khi đang mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa, nhìn chung là do vệ sinh vùng kín sai cách, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập. Nếu bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thì có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do độ cân bằng pH trong môi trường âm đạo bị các loại vi khuẩn xâm nhập và phá cỡ. Nhìn chung là do những nguyên nhân sau:
– Môi trường âm đạo bị tác động do vệ sinh vùng kín sai cách từ trước khi mang thai, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm âm đạo phát triển, gây bệnh.
– Phụ nữ trong thời gian mang thai thường tiết lượng dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, nếu không vệ sinh thường xuyên, đúng cách cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển.
– Sức đề kháng của phụ nữ mang thai sẽ kém hơn thông thường, dễ khiến cơ thể bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo.
Các loại viêm nhiễm phụ khoa có thể mắc phải khi mang thai
Có 4 loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa tỷ lệ xuất hiện phổ biến ở nữ giới nói chung và phụ nữ đang mang thai nói riêng là:
1. Nhiễm khuẩn âm đạo
Bệnh có tỷ lệ xuất hiện là 20% ở phụ nữ đang mang thai, thường gây ra bởi một loại vi khuẩn ẩn trú trong âm đạo. Những thay đổi trong quá trình sản sinh hormone thời kỳ mang thai sẽ khiến loại vi khuẩn này phát triển nhiều hơn, thậm chí tồn tại trong tử cung cho đến khi trẻ được sinh ra. Đối với nữ giới không mang thai nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo kéo dài có thể dẫn đến vô sinh, hỏng ống dẫn trứng rất nguy hiểm.
Triệu chứng gồm:
- Ngứa âm đạo.
- Cảm thấy đau rát khi đi tiểu.
- Xuất hiện dịch trắng, mỏng hoặc xám nhạt khi đi tiểu.
2. Nhiễm nấm âm đạo
Khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesteron tăng cao hơn, độ pH của âm đạo sẽ bị phá vỡ thế cân bằng, tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi, trong đó nấm Candida sẽ gây nhiễm nấm âm đạo phụ khoa.
Triệu chứng:
- Đau, ngứa âm đạo.
- Môi âm đạo sưng, tấy đỏ.
- Có dịch nhờ trắng vàng, có mùi.
- Tiểu thấy đau, rát.
- Đau khi quan hệ.
3. Viêm âm đạo trichomoniasis
Đây là chứng viêm nhiễm phụ khoa qua đường tình dục do quan hệ không có biện pháp an toàn. Ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân xuất hiện có thể từ người chồng lây nhiễm loại ký sinh trùng trichomoniasis và tạo điều kiện cho loại ký sinh trùng này sống trong âm đạo.
Triệu chứng gồm:
- Cảm thấy đau rát khi quan hệ.
- Xuất hiện dịch âm đạo màu xanh, vàng, có bọt, mùi hôi.
4. Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)
Có 20% tỷ lệ cơ thể nữ giới có chứa vi khuẩn Strep trong cơ thể, đặc biệt là tại các vùng đường ruột, trực tràng, âm đạo. Trong tuần 35-37 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra khuẩn GBS trong cơ thể thai phụ, đảm bảo hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ sinh nở, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ thai chết lưu, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh…
Triệu chứng gặp phải:
- Đau rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu đục.
- Muốn đi tiểu nhiều.
Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng gì?
Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm âm đạo là nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên điều trị cấp tốc hay không, bởi bất kì một liệu pháp điều trị nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với người mẹ: Mang thai vị viêm nhiễm âm đạo có nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Nếu bị viêm âm đạo giai đoạn giữa thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai, nhiễm trùng nước ối, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Đối với thai nhi: Giai đoạn người mẹ bị viêm nhiễm âm đạo, trẻ được sinh kiểu thường đi qua đường sinh dục có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm niêm mạc cao… do dính phải vi khuẩn, nấm từ người mẹ khi sinh ra.
Dấu hiệu nhận biết nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
– Ra nhiều khí hư bất thường, có thể ở các dạng trắng đục, vàng, trắng ngả vàng, xanh… Trường hợp ra dịch tiết màu trắng nhưng không bị ngứa rát vùng âm đạo thì có thể chỉ là khí hư dạng sinh lý được thải ra.
– Ngứa rát vùng âm dạo, âm hộ.
– Vùng kín có mùi lạ, hôi.
– Tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu có màu.
– Đau rát khi quan hệ tình dục.
Điều trị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Việc sử dụng bất kì một loại thuốc nào đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai phụ không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc điều trị viêm nhiễm nào mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các loại thuốc đặt âm đạo nếu được khuyến nghị an toàn có thể sử dụng để ngăn chặn triệu chứng viêm nhiễm.
Bên cạnh đó nên tuân thủ giải pháp chăm sóc, vệ sinh vùng kín đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này.
Viêm nhiễm âm đạo có thể xảy ra trước và trong khi mang thai. Cách tốt nhất là nên ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, đảm bảo không bị bệnh trước khi mang thai. Lưu ý vệ sinh âm đạo đúng cách, quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe phụ khoa hiệu quả.
Theo khoe.online tổng hợp