Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không

Tác giả: uyennguyen

Siêu âm là một kỹ thuật y học hiện đại được sử dụng rộng rãi trong y tế để kiểm tra sức khỏe của mẹ cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên vì quá lo lắng không ít mẹ bầu lạm dụng siêu âm trong thai kỳ. Vậy bà bầu siêu âm nhiều có tốt không, có ảnh hưởng gì tới bé không? Cùng tìm hiểu nhé!

Siêu âm là gì?

Dựa trên kỹ thuật vật lý sóng âm để phát hiện những vật trong nước, người ta ta sử dụng máy biến năng để chuyển dòng điện thành những sóng có âm tần số cao mà tai người không nghe được. Những sóng âm tần số cao sẽ tạo thành các chùm tia sóng âm xuyên qua bụng, dội lại hình ảnh những vật đi qua và tạo hình ảnh trên màn hình.

Lợi ích của việc siêu âm thai

Thông thường siêu âm thai được thực hiện một cách định kỳ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ nhằm các mục đích như:

– Biết được vị trí, theo dõi được tốc độ phát triển của thai nhi

– Kiểm tra thai nhi có các dị tật bẩm sinh hay không

– Dự kiến ngày em bé chào đời

– Kiểm tra những vấn đề trong bụng như mang thai ngoài tử cung, em bé có nằm bình thường hay là ngược sau tuần 38

– Để theo sõi thai nhi khi làm các xét nghiệm đặc biệt như chọc dò ối, nội soi thai, hoặc hỗ trợ kỹ thuật mổ lấy thai

Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không
Siêu âm thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi

Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không?

Siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi là vô cùng cần thiết nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng vì nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với bé và cả mẹ. Theo Theo GS.TS. Vương Tiến Hòa – chuyên gia sản phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết “Tiếp xúc với sóng siêu âm ở mức độ vừa phải, hợp lý về thời gian thì rất an toàn nhưng nếu lạm dụng với cường độ dày nhiều lần tác động đến phôi thai là tế bào non thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai”

Không chỉ vậy, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, siêu âm quá nhiều có thể gây tổn thương đến não bộ và cân nặng của thai nhi. Một nghiên cứu lớn tại Anh cho thấy nguy cơ tử vong chu sinh ở những trẻ siêu âm màu từ 2 lần trở lên cao gấp 2 lần so với trẻ không thực hiện siêu âm này. Đặc biệt là siêu âm Doppler có thể làm phát triển dị tật bẩm sinh bất thường vì  gây tăng nhiệt độ của cơ thể mẹ và bào thai.

Cuối cùng mẹ nên lưu ý hạn chế cường độ tiếp xúc, tránh siêu âm màu quá nhiều, nhất là trong 3 tháng đầu vì thời gian này thai nhi non nên rất yếu, khả năng sảy thai cao cũng như dễ bị tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.

Siêu âm thai kỳ bao nhiêu lần là đủ

Mặc dù chưa có thêm kết luận chính thức nào từ các cơ sở y tế về siêu âm nhiều ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có ảnh hưởng tới thai nhi hay không nhưng tốt nhất mẹ chỉ nên khám thai, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm theo định kỳ và sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thông thường, với thai khỏe mạnh và phát triển bình thường, mẹ chỉ cần siêu âm vào 3 thời điểm như:

Tuần thứ 12-14: giúp xác định tuổi thai, số lượng thai đơn hay đôi, dự kiến sinh. Lần siêu âm này cực kỳ quan trọng để mẹ tính ngày dự sinh nếu mẹ không nhớ rõ ngày có kinh đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Vào thời điểm này, bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy để kiểm tra những bất thường ở nhiễm sắc thể cũng như thai nhi.

Tuần thai thứ 22-24: Kiểm tra những dấu hiệu bất thường về nhau thai, nước ối, thai có dị tật bẩm sinh như sứt môi, dị dạng ở cơ quan nội tạng không.

Tuần thai thứ 32-34: Phát hiện các dâu hiệu bất thường ở tim, mạch máu, não đồng thời chuẩn đoán cân nặng của thai nhi, ngôi thai, nhau thai, dây rốn, nước ối, dự kiến sinh cho mẹ.

Bà bầu siêu âm nhiều có tốt không
Mẹ bầu chỉ nên siêu âm 3 lần vào tuần thứ 12, 22 và 32

Trừ những trường hợp bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường thì số lần siêu âm có thể tăng lên nhưng mẹ bầu vẫn phải tuân thủ theo lịch siêu âm của bác sĩ.

Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn khiến mất nhiều thời gian, ảnh hưởng xấu tới thai nhi vì vậy mẹ không nên quá lạm dụng siêu âm mà chỉ nên thăm khám theo đúng lịch hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Theo Khoe.online tổng hợp