Đau hông khi mang thai có đáng lo ngại?
Tác giả: huong
Trong suốt giai đoạn mang thai, các bà bầu thường phải đối mặt với tình trạng đau lưng, đau hông, đau vùng xương chậu thường xuyên. Tình trạng đau nhức cho thấy có sự biến đổi trong tử cung, chịu sức ép từ trọng lượng của thai nhi… Nhìn chung tình đau lưng, đau hông khi mang thai không quá nghiêm trọng và sẽ giảm dần sau khi sinh con. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng đau hông khi mang thai, cùng tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai
Tại các vùng hông và lưng tập trung nhiều dây thần kinh xung quanh cột sống có tác dụng kích thích, tạo phản ứng cho các cử động của cơ thể. Dây thần kinh hông là một trong những nhóm dây thần kinh lớn của cơ thể, chạy dài từ tử cung cho đến chân. Khi mang thai, tử cung cũng mở rộng thêm để có thể tạo đủ khoảng trống cho thai nhi, dẫn đến tác động các dây thần kinh gây ra các cơn đau nhói vùng hông trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Cụ thể những nguyên nhân tác động gây đau hông có thể kể đến:
– Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên tử cung, tác động đến dây thần kinh.
– Tăng cân nhiều giai đoạn thai kỳ.
– Sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể khi mang thai.
– Từng có tiền sử chấn thương hông, bị các chứng đau về hông trước đó.
– Vị trí, tư thế nằm của thai nhi.
– Bà bầu mang song thai, đa thai.
Đến tháng thứ mấy thì có hiện tượng đau hông?
Thời điểm bắt đầu tình trạng đau hông ở mỗi bà bầu thường khác nhau, tuy vậy đều có điểm chung là càng về các tuần cuối thai kỳ, cơn đau cũng sẽ tăng lên nhiều hơn. Có nhiều bà bầu cảm thấy đau hông từ tháng thứ 3 (thai nhi từ 12-16 tuần tuổi), có trường hợp muộn hơn. Cơn đau xuất hiện nhiều và liên tục gây khó khăn khi ngồi dậy, đi đứng đến mức bà bầu cần phải có điểm tựa để di chuyển.
Từ thời điểm thai nhi ở tuần thứ 36 (giai đoạn cuối thai kỳ), lúc này cơn đau cũng đạt đến mức đỉnh điểm do loạt dây thần kinh bị tác động đồng loạt bởi sức ép từ trọng lượng thai nhi, thai nhi xoay đầu để chuẩn bị chào đời, làm cảm giác đau hông thêm phần khó chịu.
Đau hông khi mang thai như thế nào thì nghiêm trọng?
Tình trạng đau hông là triệu chứng phổ biến bà bầu nào cũng sẽ gặp phải, tuy vậy có không ít trường hợp đau hông là dấu hiệu cho nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai cao giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Những biểu hiện đau hông sau cần lưu ý:
- Đau hông liên tục, dữ dội, đau lan sang bụng trên, bụng dưới.
- Mỏi thắt lưng, cảm thấy không thoải mái.
- Ra máu âm đạo.
- Cảm giác trống rỗng, không cảm nhận được thai nhi.
- Mệt mỏi, chóng mặt.
Cách giảm đau hông khi mang thai
Để có thể làm giảm thiểu tình trạng đau hông khi mang thai, bà bầu nên lưu ý một số điều sau:
– Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ, nên nằm nghiêng khi thấy đau hông để giảm sức ép lên thai nhi, có thể kê thêm gối bên hông, dưới hông để tạo cảm giác dễ chịu hơn.
– Luyện tập một số động tác yoga an toàn cho bà bầu để tăng cường sự dẻo dai và khả năng vận động của cơ bụng
– Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngủ thêm vào buổi trưa và nghỉ ngơi mỗi 30 phút trước giờ cơn tối để thư giãn, tránh hoạt động quá sức có thể gây tác động đến thai nhi.
– Khi đau hông có thể dùng khăn ấm, gạc chườm nóng để giảm thiểu cơn đau.
– Áp dụng các giải pháp xoa nắn vùng hông, thắt lưng để tạo cảm giác dễ chịu hơn trước khi đi ngủ, có thể giảm bớt các tác động lên hông.
– Những trường hợp mang song thai có thể dùng đai nâng bụng hỗ trợ, giảm thiểu bớt sức nặng của thai nhi có thể gây tổn thương sâu dây thần kinh, dẫn đến khả năng bị thoát vị đĩa đệm về sau.
– Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc giảm đau nào bởi khả năng ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
– Ngay khi biết được bản thân đang mang thai, nên hạn chế dần những loại giày cao gót, giày gót nhọn, nên chọn những kiểu giày tạo cảm giác thoải mái khi đi, đặc biệt là ở những giai đoạn sau của thai kỳ để bảo vệ vùng cột sống và thắt lưng.
– Không mang vác nặng dù là khi mới biết có thể bởi khả năng dẫn đến sảy thai cao, cũng như gây đau hông sớm hơn.
– Không cúi gập người quá sâu, cúi người nhặt đồ, chỉ nên ngồi xổm nhặt và từ từ đứng dậy theo tư thế thẳng lưng.
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho bà bầu để nâng cao khả năng phát triển của thai nhi và thêm dưỡng chấ cho cơ thể mẹ.
Tình trạng đau hông khi mang thai không quá nghiêm trọng và sẽ giảm dần sau khi sinh con. Tuy vậy để giảm thiểu những khả năng tổn thương sâu dây thần kinh vùng hông sau sinh nở, các bà bầu cũng nên lưu ý thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho phụ nữ mang thai để giúp cơ thể dẻo dai hơn.
Theo khoe.online tổng hợp