Đau bụng khi mang thai những tháng đầu tiên có nguy hiểm không?
Tác giả: huong
Kể từ khi bắt đầu đậu thai cho đến suốt những tháng thai kì sau, nhiều bà bầu cho biết thường cảm nhận thấy những cảm giác đau, tức bụng, đau bụng dưới, đau lâm râm mà không rõ nguyên nhân vì sao. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, một vấn đề nhỏ xảy ra đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi, khiến nhiều bà bầu lo lắng hơn khi gặp phải tình trạng đau bụng đột ngột. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, có thể là triệu chứng thông thường cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm, cần lưu ý khi nhận thấy triệu chứng để có thể xác định nguyên nhân kịp thời.
Triệu chứng đau bụng thường gặp trong các tháng đầu
Có nhiều triệu chứng đau bụng khác nhau mà các bà bầu phải đối mặt trong tháng đầu thai kì, cụ thể gồm những biểu hiện sau:
– Đau tức bụng dưới bên trái, bên phải hoặc cả 2 bên.
– Đau nhói bụng, đặc biệt là vào những tuần đầu tiên của thai kỳ.
– Đau bụng dữ dội, giảm dần rồi tiếp tục xuất hiện.
– Đau bụng kèm hiện tượng ra máu kinh nhiều hoặc ít.
Nhận biết cơn đau bụng khi mang thai là bình thường hay nguy hiểm
Dù là đau bụng lâm râm, đau bụng dưới, đau bụng bên trái hay bên phải… đều có thể là triệu chứng nguy hiểm mà ta không hay biết. Để nhận biết rõ tình trạng đau bụng các tháng đầu thai kì là an toàn hay không, ta nên lưu ý những điều sau:
Khi nào là đau bụng bình thường?
Đau bụng lâm râm xuất hiện rồi biến mất theo các chuyên gia nhận định là hoàn toàn không đáng lo ngại. Triệu chứng này cho thấy thai đã vào tử cung và đang tìm cách bám chặt, đặc biệt các cơn đau bụng còn xuất hiện rõ rệt hơn vào những ngày sau.
Cơn đau âm ỉ thường xuất hiện trong 2-3 ngày liên tục. Khi thai lớn hơn các cơn đau ngày một nhiều hơn nhưng lúc này thai nhi đã lớn hơn nên gặp phải tình trạng căng dây chằng, khiến các cơn đau âm ỉ xuất hiện nhiều hơn.
Khi nào là đau bụng bất thường
Trong khi đó những triệu chứng đau bụng bất thường lại xuất hiện đột ngột, liên tục với những cơn đau dữ dội, có thể khiến bà bầu cảm thấy choáng váng, mệt mỏi.
Những triệu chứng cho thấy đây là hiện tượng đau bụng bất thường:
– Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng từng cơn, giảm dần rồi lại tăng lên hoặc các cơn đau xuất hiện dồn dập theo từng cơn, biến mất và xuất hiện trở lại.
– Nôn mửa, choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu.
– Cơ thể ra máu đen, lợn cợn như bã cà phê hoặc máu tươi liên tục.
– Muốn đi ngoài liên tục.
Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai các tháng đầu
Đau bụng khi mang thai ở những tháng đầu cũng có thể là những triệu chứng đau bụng thông thường mà ta mắc phải thông thường, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều dấu hiệu nguy hiểm, đòi hỏi các bà bầu hết sức lưu ý.
Đau bụng thông thường
Chứng đau bụng thông thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi, thường là do các nguyên nhân:
– Đầy bụng khó tiêu: do ăn phải các loại thức ăn khó tiêu hóa, gây đầy bụng. Bên cạnh đó áp lực từ tử cung cũng khiến hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng, lượng hormone bị tác động làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn.
– Táo bón: cũng là triệu chứng các bà bầu thường gặp, nguyên nhân tương tự như chứng đầy bụng, khó tiêu, khó đi khiến bụng đau bất ngờ.
– Căng dây chằng: Các bà bầu cho biết còn gặp phải tình trạng đau nhói, đôi khi âm ỉ một bên bụng hoặc các vùng bẹn, bụng dưới. Nguyên nhân là do dây chằng trong tử cung bị căng để mở rộng chỗ cho thai nhi phát triển, cũng như giúp người mẹ cử động dễ dàng hơn.
Đau bụng tiềm ẩn nhiều bất thường
Bên cạnh đó, cơn đau bụng được cho là bất thường, tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi thường do những nguyên nhân sau, cần được phát hiện sớm:
– Thai nằm ngoài tử cung: Là điều rất nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ và thai nhi. Khi xuất hiện thai ngoài tử cung, bên cạnh vấn đề đau bụng còn xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo, rối loạn nhịp tin, đau nhức vai… có thể gây sốc, co giật.
– Nhiễm trùng đường tiểu: Giai đoạn mang thai nếu người mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ gặp phải các triệu chứng đau, rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu đục.
– Mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm như: viêm gan, sỏi thận, u xơ cổ tử cung, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, tắc ruột, virus dạ dày…
Nên làm gì khi bị đau bụng lúc mang thai
Bất kì một biểu hiện đau bụng nào xảy ra bà bầu cũng không được lơ là mà cần lưu ý, tìm gặp bác sĩ phụ sản để được kiểm tra. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, dù là loại thuốc có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai.
Thường xuyên khám thai theo định kì cũng như theo dõi bất kì biểu hiện của cơ thể để được bác sĩ kiểm tra và giải đáp kịp thời.
Giải đáp thắc mắc
Tôi bị đau bụng khi mang bầu 2 tháng có sao không?
Trả lời từ Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai, Thạc sĩ y tế cộng động, bác sĩ đa khoa cho biết:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, những cơn đau vùng bụng của thai phụ có thể do rối loạn cơ năng, chức năng sinh lý tại chỗ do thai nghén gây ra.
Có thể tình trạng xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn về bài tiết, tiêu hóa… và gây ra những cơn đau. Những cơn đau này thường không nguy hiểm và không làm thai phụ quá khó chịu.
Hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường kém hơn bình thường. Do vậy, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Tiêm phòng cho bà bầu là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi tránh khỏi những nguy hiểm. Các loại vacxin cần tiêm phòng…
Do vậy, những lần đau bụng là bình thường, không ảnh hưởng tới thai nhi. Theo thời gian, dây chằng quanh tử cung bị căng gây những cơn co thắt ở bụng, đau nhói ở bên sườn (trong 3 tháng giữa của thai kỳ); Thai nhi lớn lên khiến tử cung to dần lên, chèn ép các nội tạng khiến thai phụ khó chịu, có cảm giác đau tức bụng, đặc biệt là sau khi ăn no.
Nếu đau bụng từng cơn hoặc kèm theo xuất huyết âm đạo thì có thể nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi nên thai phụ cần phải đi khám sản khoa ngay để được xử trí kịp thời.
Em từng bị sảy thai 2 lần trước ở giai đoạn tuần 6-7 của thai nhi. Lần này khi nhận thấy trễ kinh được 3 ngày em có dùng que thử thai và siêu âm thì được cho biết là đã mang thai. Lần này em đã rất cố gắng kiêng cữ, bổ sung dinh dưỡng cẩn thận nhưng đôi khi vẫn cảm thấy đau bụng lâm râm, không thấy có hiện tượng ra máu. Theo bác sĩ, điều này có ảnh hưởng gì không ạ?
Trả lời từ bác sĩ sản khoa:
Chào bạn, đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu hoặc tháng thứ 2 là bình thường, bạn yên tâm nhé, tình trạng đau bụng này sẽ diễn ra trong 1 thời gian ngắn rồi mất hẳn hoặc bị lại nhưng không thường xuyên. Bạn cố gắng theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe, nếu cảm thấy tình trạng đau bụng lâm râm tăng nặng thì đến đi khám bác sĩ ngay. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.
Mình mang thai được hơn 6 tuần, đi siêu âm được cho biết là bị tụ dịch màng ối, dấu hiệu dọa sảy thai. Dù đã nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng mình vẫn cả thấy bụng đau râm ran, có khi đau tức bên phải bụng, ra dịch nâu 1 lần. Điều này có nghĩa là sao hả các mẹ?
Trả lời:
Tụ dịch màng ối sinh hiện tượng chảy máu màng nuôi, nên cố gắng nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Biểu hiện đau nhức bụng cho thấy vết chảy máu ở màng nuôi đang liền lại. Ngoài ra căng thẳng khi mang thai cũng khiến tử cung co bóp nhiều hơn. Nếu quá lo lắng bạn nên tìm khám bác sĩ lần nữa để được siêu âm chuẩn đoán thêm.
(Nguồn: câu hỏi tổng hợp.)
Đau bụng khi mang thai tháng đầu là hiện tượng thường gặp ở nhiều bà bầu. Khi nhận thấy triệu chứng đau lâm râm, đau bụng dưới các bà bầu nên theo dõi từ 1-2 ngày, nếu thấy hiện tượng thuyên giảm thì không cần lo ngại. Những trường hợp cơn đau lặp lại nhiều lần thì nên tìm gặp bác sĩ sớm để được khám chuẩn đoán. Lưu ý luôn giữ cho tinh thần thoải mái, bình tĩnh, tránh gây ra những tác động đến thai nhi.
Theo khoe.online tổng hợp