Ê mông khi mang thai – dấu hiệu hội chứng đau xương chậu

Tác giả: huong

Nhiều chị em phụ nữ than phiền khi thường gặp phải tình trạng ê mông khi mang thai, đôi khi là những cơn đau dai dẳng vùng mông, thắt lưng, gây ra nhiều bất ổn về mặt sức khỏe. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Nội, khoa Khám bệnh bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, tình trạng đau xương chậu hoặc nhức mông khi mang thai xuất hiện do phần xương chậu trước của thai phụ không được chắc chắn, khiến các khớp nối trong xương bị căng quá mức và ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết và phòng tránh triệu chứng ê mông khi mang thai để ngăn ngừa nguy cơ mắc hội chứng đau xương chậu là cách tốt nhất để các bà mẹ có một kì sinh nở thuận lợi.

Ê mông khi mang thai, dấu hiệu của hội chứng đau xương chậu

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến và là mối lo của nhiều người trong đó có cả những phụ nữ đang mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, sức khỏe của bà bầu và thai nhi cực kỳ quan trọng và hết sức nhạy cảm, do đó khi…

1. Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai

Bắt đầu từ các tình trạng đau nhức mông, các cơn đau nhức xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra khắp các vùng xương chậu của người phụ nhữ khi mang thai. Theo bác sĩ Tuyết Lan, nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa thật sự rõ ràng. Thông qua nghiên cứu hầu hết các nhà y học cho rằng: Hội chứng này có thể liên quan đến sự thay đổi vị trí giải phẫu của cơ quan nội tạng trong khoang chậu vào thời kỳ mang thai và sự cản trở của quá trình chuyển hóa cục bộ. Cơ quant hay đổi rõ nhất trong khoang xương chậu vào thời kỳ mang thai là tử cung, xung quanh tử cung có nhiều dây chằng kéo và hứng lấy tử cung để nó duy trì vị trí giải phẫu bình thường. Sau khi mang thai thì thể tích tử cung tăng dần, áp lực mà những dây chằng này phải chịu đựng cũng tăng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khớp xương của những người có hội chứng đau xương chậu và nơi bám của dây chằng cơ bắp có hiện tượng tích tụ nước, natri, do chứng phù của các tổ chức đè lên thần kinh tương ứng dẫn đến đau đớn. Tính chất và cường độ của các cơn đau khác nhau tùy theo mức độ tích tụ nước, natri. Đồng thời nghiên cứu còn phát hiện, trong những ca bệnh bị hội chứng đau xương chậu vào thời kỳ mang thai có hiện tượng kết hợp xương mu dẫn đến phân li và tăng cường độ hoạt động. Nhưng điều nhấn mạnh là hội chứng đau xương chậu không phát sinh ở tất cả thai phụ, ngay cả cùng một phụ nữ trong những lần mang thai khác nhau cũng không nhất định đều phát sinh hội chứng này. Do đó rất nhiều nhà khoa học cho rằng sinh phát sinh hội chứng này do nguyên nhân đặc thù của nó.

2. Triệu chứng khi bị đau xương chậu giai đoạn mang thai

Ban đầu người phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy những cảm giác ê mông liên tục rồi dẫn chuyển sang tình trạng đau nhức vùng hông và xương chậu. Cụ thể:

– Phần trước của xương chậu bị đau dữ dội và đôi khi không chịu nổi.

– Cảm giác nhức nhối, đau đớn, và nóng ran lên ở khu vực xương hông, lưng, đáy xương chậu và phía sau của chân. Cường độ đau khác nhau, có thể hơi khó chịu ở xương chậu hay truyền cảm giác đau
nhói đến những bộ phận khác, cũng có khi đau không chịu nổi. Đau ở vùng xương mu và ở háng là các triệu chứng thường gặp nhất. Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân.

Bà bầu bị tiêu chảy nguy hiểm không: Nguyên nhân, cách điều trị

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Tình trạng khó chịu khi bà bầu bị tiêu chảy là một trong những trường hợp dễ thấy. Cảm giác đau bụng, đi phân lỏng, đi nhiều lần khiến cơ thể…

– Đi lại khó khăn, nhất là sau khi ở yên một chỗ. Dáng đi lạch bạch, khi đi 2 chân thường dạng ra.

– Đau đầu gối và có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân. Đây là hậu quả của sự lệch xương chậu ở phía trên.

– Khi đưa một chân lên, đứng trên một chân, leo lên cầu thang, ra khỏi giường hay vặn người cảm thấy đau buốt.

– Một số phụ nữ bị mắc chứng tiểu tiện không tự chủ được.

3. Nguy cơ gây gia tăng khả năng đau xương chậu giai đoạn mang thai

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng sau đây cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức mông, đau xương chậu khi mang thai:

  • Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.
  • Mang đa thai hoặc thai nhi rất lớn. Chứng tiểu đường trong thời kỳ thai nghén có thể dẫn đến tăng cân nhiều cho mẹ và bé.
  • Có tỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao.
  • Hoạt động mạnh thường xuyên, quá sức, tư thế không đúng cách và chấn thương cũ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành chứng SPD.
  • Vị trí và tư thế nằm của thai nhi có thể góp phần vào vấn đề này.
  • Tình trạng các mô liên kết của mỗi người phụ nữ cũng ảnh hưởng đến độ chắc chắn của xương chậu.
  • Những chấn thương và chỗ rạn trước đây của xương chậu.
Bà bầu bị quai bị có nguy hiểm không và nên điều trị như thế nào?

Bà bầu bị quai bị thường có triệu chứng bệnh phát triển nhanh hơn so với những người bình thường. Do đó, nếu không được phát hiện và sớm có biện pháp xử trí thì rất có thể gây nguy hại đến thai nhi. Sau đây là những thông tin…

4. Giải pháp điều trị khi bị đau nhức mông khi mang thai

Ngay khi nhận thấy có những biểu hiện đau nhức mông khi mang thai, các chị em phụ nữ nên thực hiện những động tác sau để ngăn ngừa nguy cơ gây ra hội chứng đau nhức vùng xương chậu giai đoạn các tháng sau của thai kì.

– Sử dụng đai đỡ lưng để giảm thiểu sức nặng của thai nhi cũng như giảm thiểu cảm giác đau nhức.
– Hỗ trợ luyện tập các bài tập tiền sản, đặc biệt là những bài tậo vùng bụng, cơ xương chậu để hạn chế các triệu chứng bất ổn xuất hiện.
– Sử dụng giải pháp tác động ngoại lực lên hông, lưng và xương chậu.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên gia về cách vận động đúng cách, tránh gây ra các ảnh hưởng đến thai nhi và hỗ trợ để tăng cường sức dẻo dai của cơ thể cho kì sinh sắp tới.
– Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào, kể cả thuốc bôi trong giai đoạn mang thai.

Thông thường sau khi sinh các triệu chứng sẽ giảm dần và khớp xương chậu sẽ vững chắc hơn, hạn chế được nguy cơ bị đau xương chậu về sau. Triệu chứng ê mông khi mang thai thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn thai nhi phát triển lớn dần. Tuy vậy các chị em phụ nữ không nên quá lo lắng và áp dụng các giải pháp điều trị mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu thấy triệu chứng vẫn bất ổn thì có thể tư vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ các giải pháp giảm thiểu triệu chứng.

Theo khoe.online tổng hợp